Khởi nghiệp
Ứng dụng giao đồ ăn và thanh toán bắt tay nhau tăng trưởng
Song hành với dịch vụ thanh toán trực tuyến, giao đồ ăn cũng là lĩnh vực hưởng lợi nhờ thói quen tiêu dùng của người Việt đang thay đổi.
Với dân số khoảng 100 triệu dân, trong đó chiếm 60% là người trẻ, Việt Nam được xem là thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực fintech, cũng như các ví điện tử, thanh toán trực tuyến. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thói quen thanh toán không tiền mặt ngày càng được đẩy mạnh.
Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tính riêng giai đoạn vừa qua, có khoảng 15 triệu người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, cũng như các giao dịch thanh toán qua di động. Tương tự, số lượt giao dịch trực tuyến tăng trưởng tới 76% so với cùng kì, theo số liệu từ NAPAS.
"Tỉ lệ sử dụng điện thoại di động cao của cả nước cho thấy người tiêu dùng đã sẵn sàng cho các phương thức thanh toán kỹ thuật số trên điện thoại. 84% người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy an toàn khi thực hiện thanh toán di động, cho thấy tiềm năng của thanh toán di động trong việc tăng cường niềm tin người dùng cả nước vào thanh toán kỹ thuật số nói chung", bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết.
Song hành với dịch vụ thanh toán trực tuyến, giao đồ ăn cũng là lĩnh vực hưởng lợi nhờ thói quen tiêu dùng của người Việt đang thay đổi. Báo cáo mới nhất của IMARC Group chỉ ra thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam tăng trưởng 38% mỗi năm trong giai đoạn 2014-2019 và được dự báo sẽ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2020-2025.
Theo các chuyên gia, giao đồ ăn cùng thanh toán trực tuyến sẽ song hành tăng trưởng trong thời gian tới, nhất là khi đây là hai trong số các lĩnh vực liên quan mật thiết tới nhau. Bởi các ứng dụng giao đồ ăn hiện tại thường liên kết cùng các ví điện tử, cũng như các ứng dụng thanh toán trực tuyến nhằm đem tới sự tiện lợi cho người dùng.

Hơn một nửa số người được Visa khảo sát (56%) cho biết họ muốn có thể thanh toán ngay tại chỗ ngồi khi dùng bữa ở các nhà hàng. Các khu ẩm thực, quầy hàng đường phố và quán ăn là địa điểm phổ biến thứ ba với 52% người bình chọn.
Các khảo sát tương tự được thực hiện ở Việt Nam cho thấy 79% người tiêu dùng thích thanh toán bằng thẻ và ứng dụng di động thay vì tiền mặt, trong khi 43% người người tiêu dùng cho biết họ đã đặt đồ ăn trực tuyến thường xuyên hơn khi đại dịch xảy ra.
Bà Dung cho biết thêm: "Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại là một cách an toàn và tiết kiệm. Điều này đặc biệt cần thiết khi giãn cách Covid-19 đã làm cho việc hạn chế tiếp xúc trở thành ưu tiên".
"Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhiều hộ kinh doanh truyền thống chuyển mình và sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Nhận thấy cơ hội này, Loship đã bắt tay với nhiều nhà cung cấp ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam, cũng như giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của đất nước", ông Nguyễn Hoàng Trung - CEO Loship chia sẻ.
Loship gần đây được cho là đã bắt tay cùng ViettelPay và Sacombank. Trong đó, ViettelPay được biết đến như một sản phẩm tài chính cá nhân, hiện đang phục vụ 9 triệu người dùng trong khoảng 18 tháng ra mắt. Sacombank là Top 3 ngân hàng có lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam, hiện đang vận hành ứng dụng tài chính Sacombank Pay.
Theo ông Nguyễn Hoàng Trung, thông qua việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, ví điện tử khác nhau là vì Loship muốn nâng cao trải nghiệm của người dùng, đồng thời mang lại nhiều giá trị cho hoạt động giao đồ ăn trực tuyến, cũng như thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.
Sau khi liên kết với nhau, hàng triệu người dùng Sacombank Pay và ViettelPay giờ đây sẽ có thể sử dụng dịch vụ Loship trực tiếp từ trang chủ ứng dụng, giúp cho trải nghiệm này trở nên liền mạch hơn. CEO Loship tiết lộ, vào cuối năm 2020, dịch vụ giao đồ ăn của công ty sẽ sớm có mặt trên hai nền tảng thanh toán khác.
"Tại Loship, sự đổi mới là một phần trong DNA của chúng tôi. Chúng tôi đang nỗ lực mỗi ngày để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, hoàn thành sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt. Chúng tôi nhận thấy sự hợp tác với Sacombank Pay và ViettelPay là một bước tiến lớn trong hành trình hướng tới cuộc cách mạng số của Việt Nam. Chúng tôi sẽ cùng nhau mang đến cho khách hàng trải nghiệm số liền mạch, thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam", ông Trung khẳng định.
Thị trường giao đồ ăn đang tăng trưởng phi mã
Việt Nam là điểm đến hứa hẹn cho công nghệ RPA và AI
Các chuyên gia cho biết, AI và RPA không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa quy trình mà còn đưa ra dự báo chính xác, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, quản lý dữ liệu, giảm sai sót và chống các hành vi gian lận trong nghiệp vụ.
Một năm nhìn lại Gapo đạt 6 triệu người dùng
CEO Hà Trung Kiên khẳng định, Gapo mang tinh thần trẻ trung, nhiệt huyết của một startup công nghệ nhưng vận hành trên nền tảng kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp.
CEO Stringee và hành trình tạo thêm giá trị cho công nghệ Việt
Đến nay, Stringee được nhiều người biết tới như startup duy nhất về Nền tảng lập trình giao tiếp tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết được câu chuyện bắt đầu từ sự thay đổi táo bạo của CEO Đậu Ngọc Huy và bạn thân Nguyễn Bá Luân gần 8 năm trước.
Ứng dụng gọi xe Gojek đang bắt đầu có lãi
Hiện Gojek vẫn là đơn vị dẫn đầu trên thị trường Indonesia, xử lý 100 triệu giao dịch cho khoảng 20 - 25 triệu người dùng hàng tháng. Startup này đang tìm cách mở rộng ra bên ngoài khu vực Đông Nam Á.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.