Phát triển bền vững

Doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động ứng phó thuế carbon

Phạm Sơn Thứ hai, 31/07/2023 - 15:39

Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu một số loại hàng hóa vào EU có thể sẽ phải đóng thêm phí carbon theo cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới.

Thép là một trong số sáu nhóm sản phẩm chịu điều chỉnh của CBAM từ năm 2026. Ảnh: Hoàng Anh.

Chi 30% vốn đầu tư cố định cho các hạng mục môi trường tại khu liên hợp sản xuất thép tại Hải Dương và Quảng Ngãi, Tập đoàn Hòa Phát là đơn vị tiên phong trong ngành thép thực hiện thu hồi khí thải, tái sử dụng nhiệt, tự cung ứng năng lượng xanh.

Chiến lược này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà còn là yêu cầu bắt buộc của nhiều đối tác quốc tế. Đặc biệt, khi cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) có hiệu lực chính thức kể từ năm 2026, thép là một trong sáu sản phẩm phải chịu mức thuế carbon chênh lệch đầu tiên.

Hỗ trợ các khách hàng trước thềm kiểm kê bắt buộc khí thải nhà kính trên mỗi sản phẩm theo cơ chế CBAM cũng là một trong những lý do để Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng thực hiện các bước chuyển đổi xanh.

Ông Phan Tuấn Hoàng, đại diện Ban quản lý VSIP Hải Phòng, cho biết, khu công nghiệp đặt mục tiêu giảm nhẹ khí thải ở tất cả các nguồn từ trực tiếp đến gián tiếp, thông qua ứng dụng kinh tế tuần hoàn, lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo, phủ cây xanh tối đa diện tích…

Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Theo công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, việc đánh thuế carbon bổ sung theo cơ chế CBAM sẽ làm kim ngạch của bốn nhóm hàng Việt Nam xuất sang châu Âu, bao gồm sắt thép, xi măng, nhôm và phân bón, giảm khoảng 100 triệu USD. Mức giảm này không quá cao bởi các sản phẩm trên không phải sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang EU. Mặt khác, nhà nhập khẩu sẽ phải đóng thuế carbon chênh lệch, do đó mức chi phí tăng thêm còn phụ thuộc vào việc đàm phán giữa doanh nghiệp Việt với nhà nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo TS. Hà Huy Tuấn, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp không nên chủ quan trước việc ứng phó với CBAM. Bởi lẽ, sau khi CBAM chính thức được áp dụng, nhiều thị trường lớn khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Úc đều có thể sẽ ban hành chính sách tương tự.

“Xu thế chống biến đổi khí hậu đã trở thành định hướng chủ đạo trên toàn cầu và CBAM chỉ là một chính sách nằm trong xu thế tổng thể đó”, ông Tuấn nói với cộng đồng doanh nghiệp tại Hội thảo EU CBAM và lộ trình trung hòa carbon Việt Nam do Liên minh Hỗ trợ công nghiệp Việt Nam tổ chức.

Bên cạnh đó, phạm vi các sản phẩm chịu điều chỉnh của CBAM sẽ không ngừng mở rộng, theo kế hoạch là đến năm 2034 sẽ áp dụng cho hầu như toàn bộ sản phẩm thuộc Hệ thống thương mại khí thải EU. Điều đó có nghĩa là những sản phẩm xuất khẩu lớn của Việt Nam sang EU như dệt may, thủy sản, nông sản, hàng điện tử, đều có nguy cơ bị đánh thuế carbon chênh lệch trong tương lai.

Những sản phẩm xuất khẩu lớn của Việt Nam sang EU như dệt may, thủy sản, nông sản, hàng điện tử… đều có nguy cơ bị đánh thuế carbon chênh lệch trong tương lai.

Cho đến nay, các quy định chi tiết của CBAM vẫn chưa được công bố nhưng ông Tuấn khẳng định, chắc chắn rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chi thêm tiền đóng thuế carbon, bởi Việt Nam hầu như chưa có loại thuế nào tương tự để “bù trừ”. Sự mơ hồ này cũng đặt ra rủi ro rất lớn, bắt buộc doanh nghiệp và Nhà nước phải chuẩn bị thật kỹ các phương án kiểm kê và giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính.

Để ứng phó hiệu quả với CBAM, ông Tuấn đề xuất, cần phải xây dựng chiến lược và giải pháp giảm phát thải tổng thể cho nền kinh tế. Bởi lẽ, phát thải của mỗi sản phẩm đến từ tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng, liên quan đến rất nhiều ngành nghề, đòi hỏi giải pháp giảm nhẹ cường độ khí thải mang tính liên ngành.

Thu thuế, phí carbon đối với doanh nghiệp cũng là một chính sách có thể được cân nhắc để vừa tạo động lực cho doanh nghiệp giảm nhẹ cường độ phát thải, vừa tránh bị thất thu phần thuế chênh lệch. 

Nguyên lãnh đạo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia gợi ý, chính sách này cần được đặt vào chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia, có thể mở rộng ra áp dụng cho cả nhiều ngành nghề khác, đặc biệt là những lĩnh vực gây ra nhiều phát thải nhưng có tiềm năng xanh hóa cao.

CBAM tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải chủ động kiểm kê và cắt giảm khí thải nhà kính. Tuy nhiên, quá trình ấy rất cần có sự hỗ trợ và đồng hành chặt chẽ từ phía Nhà nước để đạt được hiệu quả cao.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh nỗ lực tự xanh hóa chuỗi cung ứng, ông Tuấn lưu ý, thương mại quốc tế vẫn chịu sự điều chỉnh của các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như các hiệp định thương mại tự do (FTA). 

Do đó, trong quá trình thực thi CBAM hay các chính sách tương tự, nếu cảm thấy có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc WTO, cạnh tranh thiếu công bằng, gây thiệt hại lợi ích hợp pháp, doanh nghiệp cần kịp thời lên tiếng để cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ kịp thời.

Doanh nghiệp làm gì để kiểm kê và giảm nhẹ khí thải

Doanh nghiệp làm gì để kiểm kê và giảm nhẹ khí thải

Phát triển bền vững -  1 năm

Kiểm kê và thực hiện khí thải nhà kính là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nằm trong danh mục của Chính phủ, cũng như một số doanh nghiệp thuộc diện điều chỉnh của cơ chế CBAM.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản trị chất thải

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản trị chất thải

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo các chuyên gia, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần phải có những tiêu chí cụ thể để đánh giá, về cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, thay vì chỉ dựa vào tiêu chí “kinh tế tuần hoàn để giảm phát thải”.

Vì sao chính sách quản lý chất thải chưa hiệu quả?

Vì sao chính sách quản lý chất thải chưa hiệu quả?

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo chuyên gia, nhiều chính sách được ban hành để quản lý hiệu quả chất thải rắn, chất thải nhựa nhưng chưa đạt được hiệu quả cao do mới chỉ có tính bao quát, chưa tạo ra động lực thúc đẩy các giải pháp, sáng kiến mới.

Doanh nghiệp miền Tây: Thực hành ESG bắt đầu từ ’cái tâm sáng’

Doanh nghiệp miền Tây: Thực hành ESG bắt đầu từ ’cái tâm sáng’

Phát triển bền vững -  2 năm

Tôm là một trong những loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Cùng với sự tăng của sản lượng tôm, lượng phụ phẩm bao gồm đầu và vỏ tôm cũng ngày một nhiều, đến nay đã đạt tới con số gần 1 nghìn tấn mỗi ngày.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  3 ngày

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  5 ngày

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  1 tuần

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  1 tuần

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng

Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.

Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng

Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định

Tiêu điểm -  2 giờ

Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.

Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển

Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển

Tiêu điểm -  2 giờ

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới

Bất động sản -  20 giờ

Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.

Doanh nghiệp 'họ' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Doanh nghiệp 'họ' FLC đồng loạt triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Doanh nghiệp -  21 giờ

Bốn doanh nghiệp họ FLC bất ngờ cùng triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường, đánh dấu bước chuyển mới sau thời gian dài khủng hoảng và gián đoạn hoạt động.

Đọc nhiều