Khởi nghiệp
Rộng cánh cửa cho thương mại điện tử B2B tại Việt Nam
Với định giá hơn 100 triệu USD của startup 5 năm tuổi là Telio trước khi được Granite Oak rót vốn cũng phần nào cho thấy cơ hội rộng mở với các startup TMĐT B2B tại Việt Nam.
Theo DealStreetAsia, trong vòng gọi vốn mới nhất từ quỹ Granite Oak có trụ sở tại Anh, startup thương mại điện tử Việt Nam là Telio đã huy động được thêm 15 triệu USD, nâng tổng số vốn mà công ty đã kêu gọi được lên khoảng 65 triệu USD.
Telio hoạt động theo mô hình sàn TMĐT B2B, liên kết các đơn vị bán lẻ (siêu thị, tạp hóa...) với trực tiếp các nhãn hàng bán buôn thông qua một nền tảng tập trung, mang tới sự đa dạng nguồn hàng, giá cả tốt hơn và vận chuyển hiệu quả hơn.
Theo phân tích của nhà sáng lập Bùi Sỹ Phong, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện bị chi phối bởi các kênh phân phối truyền thống, nhiều tầng lớp và phân tán. Các cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hộ gia đình chiếm trên 60% thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh tại khu vực đô thị và trên 90% ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Các cửa hàng nhỏ lẻ thường cần liên hệ tới 50 đến 80 nhà bán buôn và nhà phân phối để đặt hàng, và mất tới một tuần để mua đầy đủ các mặt hàng cho cửa hàng của mình. Do đó, Telio ra đời giúp giải quyết bài toán này, và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Telio được thành lập tháng 11/2018 bởi một đội ngũ doanh nhân dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ, bán lẻ, vận tải và tài chính. Nhà sáng lập và CEO Telio - ông Bùi Sỹ Phong có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị viễn thông và ngân hàng tại Pháp và Việt Nam.
Trước đó, ông Phong đã khởi nghiệp 2 công ty công nghệ khác về nền tảng cho thuê xe ngang hàng online và ví điện tử tại Việt Nam.
Gần đây nhất, Telio được Công ty cổ phần VNG đầu tư 22,5 triệu USD vào cuối năm 2021. "Telio đang chứng tỏ là nền tảng thương mại điện tử B2B cho ngành bán lẻ có tốc độ tăng trưởng ấn tượng tại Việt Nam", ông Lê Hồng Minh - nhà sáng lập VNG chia sẻ.
Năm ngoái, Telio có mặt trên 25 tỉnh, thành tại Việt Nam, kết nối thành công hơn 80.000 đại lý với các thương hiệu hàng đầu như: Unilever, P&G, Cocacola, Vinamilk, Kinh Đô, ACON, Cipla, Hoa Linh, Sanofi...
Sự lớn mạnh nhanh chóng của Telio trong thời gian ngắn là minh chứng cho tiềm năng của mô hình B2B Ecommerce - kinh doanh thương mại điện tử nhằm phân phối các mặt hàng tiêu dùng, một xu hướng mới nổi ở Đông Nam Á.
Định giá gần đây của Telio cũng phần nào cho thấy cơ hội rộng mở với các startup TMĐT B2B. Trong báo cáo tài chính quý 2/2023 của VNG, khoản đầu tư của công ty vào Telio có giá trị khoảng 416 tỷ đồng tương ứng với 16,67% quyền sở hữu. Đồng nghĩa, startup này hiện có định giá hơn 100 triệu USD trước khi được Granite Oak rót vốn.
Mặc dù thị trường thương mại điện tử B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới 150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, mô hình này đã mang lại một bước ngoặt đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị.
Không giống như B2C, người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn. Giá trị đơn hàng trung bình của giao dịch B2B theo tính toán của Forrester rơi vào khoảng 491 USD, cao hơn những đơn hàng 147 USD của mô hình B2C.
Trong khi giao dịch B2C có rủi ro huỷ đơn hàng lớn, thì người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của thương mại điện tử khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.
Điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, quốc gia có các điểm bán lẻ và chợ truyền thống đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thống kê của RedSeer Consulting cũng cho thấy khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh truyền thống.
Tất nhiên, Telio không phải là "tay chơi" duy nhất nhận ra cơ hội tại thị trường thương mại điện tử B2B, mà còn có những tay chơi cả nội và ngoại như: VinShop, Karavan, hay gần đây là Ninja Mart.
Cụ thể, Ninja Mart là dịch vụ kết nối, phân phối các sản phẩm FMCG tới các cửa hàng tạp hoá truyền thống ở Việt Nam của Kỳ lân Ninja Van.
Ninja Mart giúp chủ cửa hàng tạp hóa truyền thống kết nối dễ dàng hơn với nhà sản xuất, nhập hàng với giá cả tốt hơn, giao nhận nhanh chóng và tối ưu hơn. Hiện Ninja Mart đã mở rộng địa bàn hoạt động đến hơn 29 tỉnh, thành phố trọng điểm với mạng lưới phân phối và giao hàng rộng khắp.
Ông Bharath Palukurthi - đại diện Ninja Van cho biết: "Tại Việt Nam, khu vực nông thôn chiếm diện tích lớn nhưng dân số lại rải rác và có hệ thống giao thông không phát triển, chính vì vậy mà mật độ nhu cầu thị trường thấp và việc di chuyển giữa các khu vực dân cư khá mất thời gian".
Bằng việc loại bỏ bớt các lớp phân phối trung gian, Ninja Mart đã và đang trở thành một nhà bán buôn cung cấp dịch vụ toàn diện. Giờ đây, các chủ tiệm tạp hóa có thể nhập nhiều mặt hàng chỉ cần thông qua một đầu mối là Ninja Mart.
Trong khi đó, VinShop tuyên bố là kênh phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam khi cung ứng 4.000 mặt hàng cho 100.000 tạp hoá tại 22 tỉnh thành trên cả nước.
Kể từ khi ra mắt thị trường vào tháng 9/2020, tính trung bình mỗi ngày có tới 220 cửa tạp hóa "lên đời" công nghệ nhờ VinShop; hàng nghìn tấn hàng được VinShop giao đến các cửa hàng tạp hóa, đội ngũ giao vận của nền tảng này chạy trên khắp Việt Nam.
Ra đời muộn hơn, Karavan trực thuộc công ty Teko - một thành viên của kỳ lân VNLife chuyên hỗ trợ kết nối các thương hiệu FMCG với các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, tiệm cà phê,... tại các khu vực thành thị và nông thôn.
Karavan đã phát triển mạng lưới đại lý từ 8.000 lên 50.000 đơn vị. Mức tăng trưởng hiện tại vào khoảng 25%. Startup này cũng đặt tầm nhìn dẫn đầu thị trường B2B tại Việt Nam.
Forbes gọi tên 3 startup Việt Nam tiềm năng nhất khu vực
Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động
Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.
TopCV nhận thêm vốn từ tập đoàn nhân sự hàng đầu Nhật Bản
Đợt đầu tư mới này được kỳ vọng sẽ giúp TopCV mở ra thêm bước tiến mới trong việc áp dụng công nghệ vào kết nối, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Vốn ngoại vẫn tìm đến fintech Việt Nam
Khả năng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ tài chính như các khoản vay và bảo hiểm, vẫn chưa đồng đều giữa các tỉnh và thành phố của Việt Nam đang tạo ra cơ hội phát triển cho các fintech như MFast.
Xe máy điện đang thay đổi bộ mặt ngành giao vận
Xu hướng "chuyển phát xanh" nhận được nhiều sự ủng hộ từ chuyên gia, nhà sản xuất xe máy điện và các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.