Phát triển bền vững

Doanh nghiệp muốn TP.HCM đẩy nhanh kinh tế xanh

Hứa Phương Thứ sáu, 15/09/2023 - 09:00

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều bày tỏ nguyện vọng đầu tư kinh tế xanh vào TP.HCM nhưng gặp khó khi chưa có chính sách rõ ràng, thiếu quy định, quy chuẩn.

Để giải quyết những thách thức về ùn tắc giao thông, tác động của tính chu kỳ trong phát triển kinh tế và thách thức trong biến đổi khí hậu, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, sẽ tiến hành tái cơ cấu, lấy kinh tế xanh là động lực tăng trưởng giai đoạn tới.

Do đó, thành phố đầu tàu kinh tế của đất nước đang phác thảo khung chiến lược xanh đến 2030, tầm nhìn 2050 tập trung vào bốn nội dung.

Một là chuyển đổi năng lượng. Hiện mỗi ngày thành phố tiêu thụ khoảng 90 triệu kWh, nguồn cung chủ yếu từ bên ngoài và nhiệt điện, điện sạch chỉ 7,6%. Mục tiêu TP. HCM đến 2025 đạt 25% và 2030 đạt 35-40% điện sạch.

Hai là giao thông xanh. Hệ thống giao thông nội đô đang bị chi phối bởi phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy. TP. HCM có 777 xe máy, 81 ôtô trên 1.000 dân vào 2019, cần giảm phương tiện cá nhân.

Ba là xử lý rác thải, nước thải. Hàng ngày, TP. HCM thải ra khoảng 9.500 tấn chất thải rắn, rác sinh hoạt bình quân 0,98 kg mỗi người một ngày. 

Cuối cùng là thị trường tín chỉ carbon. Nghị quyết 98 cho phép thành phố được thí điểm giao dịch tín chỉ carbon nhưng cần chuyên gia tư vấn về pháp lý.

Nhiều tổ chức quốc tế bày tỏ nguyện vọng chia sẻ kinh nghiệm, còn các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư tại chương trình gặp gỡ 100 lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức, địa phương trong và ngoài nước trong khuôn khổ "Diễn đàn Kinh tế TP. HCM 2023".

Ông Han Sang Deog, Phó tổng giám đốc điều hành Samsung Engineering Việt Nam cho biết, từ lâu doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải và đốt rác phát điện tại TP. HCM.

Samsung Engineering Việt Nam đề xuất khu phức hợp môi trường kinh tế tuần hoàn, gồm cả xử lý nước, chất thải và khí sinh học, sử dụng năng lượng tự sản xuất mà không cần sử dụng đến nguồn năng lượng bên ngoài mang tên "Tổ hợp môi trường tích hợp".

Tuy nhiên, để thực hiện được, theo ông Han Sang Deog, từ giai đoạn lập kế hoạch, các cơ quan liên quan của TP. HCM và Samsung Engineering Việt Nam cần làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp tối ưu.

Đến khi nhận được sự hỗ trợ về chính sách Samsung Engineering Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ từ thực hiện đầu tư và cung cấp giải pháp cấu trúc tài chính, thiết kế, thi công và quản lý vận hành.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc Công ty CP Cơ điện lạnh (REE) kỳ vọng các dự án của doanh nghiệp được xem xét nhanh hơn.

REE phải chờ 18 tháng mới xác định được địa điểm cho nhà máy đốt rác phát điện công suất 2.000 tấn/ngày. Ngoài ra, bà Thanh cũng cho biết REE có thể đầu tư điện mặt trời trên tất cả mái nhà công sở, trường học để bán điện cho TP. HCM với giá như điện lực đang áp dụng mà đề xuất từ 3 năm trước nhưng chưa được xem xét.

Giám đốc phát triển bền vững của công ty Nhựa tái chế Duy Tân, ông Lê Anh mong muốn TP. HCM có cơ quan đầu mối hỗ trợ giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực tái chế, đồng thời đề xuất thành phố xây dựng bộ quy chuẩn cho sản phẩm tái chế và tiêu chuẩn an toàn sản phẩm tái chế.

Chủ tịch EuroCham, ông Gabor Fluit nhìn nhận Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD), Cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) đang tạo ra cơ hội lẫn áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy, EuroCham sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tìm ra cách làm để tuân thủ.

Bằng việc hỗ trợ thông qua chuyển giao công nghệ, xây dựng năng lực cho các dự án, chia sẻ mô hình EuroCham kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp Việt thích ứng với EGD, từ đó đưa TP. HCM trở thành trung tâm xuất khẩu vào EU.

Một số ngân hàng quốc tế như Standard Chartered, Citi Việt Nam cũng tìm kiếm cơ hội giải ngân vốn cho vay phục vụ các dự án phát triển bền vững ở TP. HCM. 

Doanh nghiệp FDI quan tâm đến kinh tế xanh

Doanh nghiệp FDI quan tâm đến kinh tế xanh

Tiêu điểm -  2 năm
Nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho thấy, hơn 50% doanh nghiệp FDI có định hướng về kinh tế xanh.
Doanh nghiệp FDI quan tâm đến kinh tế xanh

Doanh nghiệp FDI quan tâm đến kinh tế xanh

Tiêu điểm -  2 năm
Nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho thấy, hơn 50% doanh nghiệp FDI có định hướng về kinh tế xanh.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  6 ngày

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 tuần

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  2 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu

Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu

Tiêu điểm -  3 phút

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.

GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%

GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%

Tiêu điểm -  12 phút

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  32 phút

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  1 giờ

Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.

Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng

Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Sự tăng trưởng này đến từ việc Lọc hóa dầu Bình Sơn đã chủ động kiểm soát chi phí, đặc biệt là giảm đáng kể các chi phí tài chính.

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Việc công bố nhận diện thương hiệu mới nằm trong chiến lược mở rộng hoạt động theo mô hình tập đoàn đa ngành của KSB, để đồng hành cùng kỷ nguyên mới của đất nước.

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Tiêu điểm -  3 giờ

Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.