Tương lai của Heineken phụ thuộc vào thị trường Đông Nam Á

Nguyễn Lê Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Heineken đã leo lên vị trí thứ ba trong việc nắm giữ thị phần trong khu vực Đông Nam Á từ năm 2015.

Hãng bia lớn thứ hai thế giới, Heineken, đang tấn công mạnh mẽ vào thị trường Đông Nam Á. Ảnh: Financial Times

Hãng bia Hà Lan đang lên kế hoạch tăng quy mô sản xuất lên gấp 10 lần tại nhà máy đặt tại Việt Nam và bắt đầu đi vào vận hành các nhà máy mới tại các địa điểm khác như Myanmar. Vào năm 2015, hãng này đã leo lên vị trí thứ ba trong việc nắm giữ thị phần trong khu vực.

Sự nổi tiếng của Heineken là điển hình của những sự thay đổi tại thị trường bia Việt Nam. Nghiên cứu gần đây của Kirin Holdings cho thấy 3,83 triệu kilôlit bia đã được tiêu thụ tại Việt Nam vào năm 2015, tăng 7,7% so với năm trước. 

Việt Nam là nước đứng thứ 9 về sản lượng tiêu thụ bia và đứng đầu thế giới về mức tăng trưởng hàng năm trong số 171 nước được khảo sát. Mức tăng trưởng này không phải đến từ các loại bia địa phương, mà đến từ Heineken với giá cao hơn gấp 10 lần.

Những thương hiệu bia nổi tiếng và các dòng sản phẩm của họ. Ảnh: Financial Times

Heineken ngày càng trở nên phổ biến trong dòng sản phẩm cao cấp đối với người tiêu dùng Việt Nam do sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. 

Đầu năm 2016, hãng này tổ chức một sự kiện trên toàn quốc phối hợp với giải bóng đá châu Âu Champions League để thu hút những người trẻ tuổi, nhóm khách hàng ưu tiên của họ. 

Năm 2017, Heineken đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng là các doanh nghiệp. Cuối năm ngoái, công ty đã thông báo kế hoạch mở rộng sản xuất nhà máy ở phía bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ 50.000 kilolit mỗi năm lên 610.000 kilolit. Với thị phần 20%, Heineken đã vượt lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng thương hiệu bia tại Việt Nam.

"Châu Á là nguồn nhiên liệu cho tăng trưởng của chúng tôi, và tương lai của Heineken phụ thuộc vào nơi này", Chủ tịch Frans Eusman của tập đoàn Heineken Châu Á Thái Bình Dương, trước đây là Nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Mặc dù Heineken đã có mặt tại Châu Á từ nhiều thập kỷ, nhưng sự lớn mạnh thực sự lại bắt đầu vào năm 2012 sau khi mua lại hãng Asia Pacific Breweries, nhà sản xuất bia Tiger. Sau cuộc cạnh tranh phức tạp để kiểm soát cổ phần với công ty sản xuất bia lớn nhất Thái Lan, ThaiBev, Heineken đã sở hữu được hãng bia Tiger, một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á.

Năm 2014, Heineken đã từ chối đề xuất sáp nhập từ SABMiller, đánh dấu sự chấm dứt những cơ hội để đi đến tận cùng với Inbev về thị phần toàn cầu. Một trong những lý do được cho là cả hai đều muốn duy trì sự độc lập và tập trung vào cổ phiếu trong từng thị trường chứ không phải là toàn bộ quy mô toàn cầu.

Trong phân tích lợi nhuận theo từng khu vực của nhà sản xuất bia toàn cầu cho thời điểm kết thúc tháng 12 năm 2016, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy mức tăng trưởng 32%, trong khi thị trường truyền thống ở Châu Âu vẫn giữ nguyên. 

Với sức mạnh của thương hiệu, được xây dựng dựa trên sự tài trợ của bóng đá Châu Âu, Heineken đã tạo ra một chu kỳ để tăng doanh thu mà không cần giảm giá sản phẩm. Khu vực này chỉ chiếm 14% tổng lượng bia bán ra trên toàn thế giới, vì vậy cần phải có kế hoạch mở rộng đầu tư.

Phần lớn các nỗ lực của Heineken để mở rộng các hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á đến từ sự thống trị ngày càng tăng của một số ít các công ty hàng đầu. 

Năm 2016, nhà lãnh đạo thị trường Anheuser-Busch InBev tiếp quản SABMiller của Anh. Hãng đi tiên phong trong ngành công nghiệp đồ uống này hiện nắm giữ 30% thị trường toàn cầu và có sản lượng bán ra nhiều gấp đôi Heineken.

InBev đã tấn công vào các thị trường đang phát triển nhanh khác. SABMiller, với nguồn gốc Nam Phi, nắm giữ trên 40% thị trường Trung Đông và Châu Phi. Mặc dù vẫn là thị trường lớn nhất thế giới, thị trường bia ở Trung Quốc đã có sự suy giảm về tăng trưởng và những thương hiệu địa phương mạnh mẽ như Nhà máy bia Tuyết Trung Quốc và nhà máy bia Tsingtao làm cho cơ hội trở nên khó khăn hơn.

Tất cả điều này có nghĩa là thị trường đầy hứa hẹn duy nhất cho Heineken là Đông Nam Á.

Khu vực này trước đây thường do các nhà sản xuất bia nổi tiếng như Boon Rawd Brewery điều hành Sabeco tại Việt Nam, Nhà máy bia San Miguel ở Philippines và Shingha Beer ở Thái Lan.

Tháng 11 năm ngoái, Heineken đã liên doanh với Nhà máy bia Á Châu, một đơn vị thuộc tập đoàn AB Heineken Philippines.

Các nhà máy địa phương của hãng bia Á Châu đang được nâng cấp để tuân thủ các tiêu chuẩn của Heineken, một quan chức cho biết. Trong khi đó, công ty có mạng lưới bán hàng và phân phối rộng khắp trên quần đảo này đã trở thành nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Heineken tại Philippines.

Công ty nghiên cứu thị trường Anh Euromonitor báo cáo rằng Heineken đã trở thành thương hiệu bia hàng đầu trên thế giới tại sáu thị trường hàng đầu Đông Nam Á vào năm 2015 và đứng thứ ba trong toàn khu vực.

Trên đà tăng trưởng mạnh mẽ này, Heineken cũng đang bước vào các thị trường kém phát triển hơn. Tại Myanmar, hãng này đã mở một nhà máy liên doanh ở Yangon vào tháng 6 năm 2015. Bên cạnh thương hiệu Heineken cốt lõi, công ty còn kinh doanh hãng bia địa phương Regal Seven. 

Bằng cách tập trung vào các vùng nông thôn, thị trường này đã tăng thị phần tại Myanmar lên gần 10% trong vòng chưa đầy hai năm kể từ khi gia nhập. Công ty cũng đang có kế hoạch bắt đầu điều hành một nhà máy mới ở Đông Timor trong năm nay.

Heineken không phải là ông lớn duy nhất cố gắng kiếm tiền từ khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn Kirin thông báo vào tháng 2 rằng nó sẽ đảm nhiệm vị trí của Mandalay Brewery, hãng bia hàng đầu của Myanmar. 

Asahi Holdings và nhiều tập đoàn khác cũng đang đàm phán về việc tiếp quản Sabeco, trong khi InBev đang nỗ lực để thúc đẩy Budweiser và các thương hiệu khác.

Có vẻ như Heineken đã có tất cả những yếu tố thích hợp để thiết lập một sự hiện diện mạnh mẽ tại thị trường châu Á, tuy nhiên, tương lai của Heineken lại phải phụ thuộc vào cách thức đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.


ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  55 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  59 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.