Giá điện bán lẻ tăng 6,08% là chủ đề được dư luận khá quan tâm. Mặc dù đã có sự tính toán kỹ lưỡng của Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN nhưng vẫn còn một số băn khoăn.
Trong buổi họp báo thường kỳ Chính phủ vào cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định việc tăng giá là cần thiết và đã có sự tính toán kỹ lưỡng của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, vẫn còn đó một số băn khoăn.
Tờ Tuổi trẻ sáng nay (5/12) đặt ra vấn đề về cách tính tiền điện cho các ngành như hiện nay liệu có công bằng? Ví dụ như, giá điện cho các doanh nghiệp tiêu tốn năng lượng như xi măng, luyện kim đang rất thấp, và chính người dân sử dụng điện lại đang là người phải bù lỗ cho các doanh nghiệp này.
Giá ưu đãi đặc biệt cho 1 kWh là khoảng 1.100 đồng. Việc Nhà nước có ưu đãi, bán điện giá rẻ có thể hợp lý, nhưng cần hạn chế khả năng mất cân đối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Với lộ trình tăng giá, những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng cũng phải tính đến việc doanh nghiệp nào dùng càng nhiều càng phải trả giá cao, tương tự như với người dân.
EVN là một doanh nghiệp kinh doanh phải tự tính lời, lỗ, không thể bỏ tiền ra kinh doanh, báo lỗ và số tiền đó bù sang từ việc áp giá điện cao.
Theo tờ Tuổi trẻ, Việt Nam hiện từ nước xuất khẩu năng lượng dần chuyển sang nhập khẩu. Ngành điện không nên ưu đãi cho những ngành vừa tốn năng lượng, vừa có thể gây ô nhiễm.
Ngoài ra, trách nhiệm tự thân của Tập đoàn Điện lực EVN cũng cần phải được làm rõ. Bởi EVN là một doanh nghiệp kinh doanh phải tự tính lời, lỗ, không thể bỏ tiền ra kinh doanh, báo lỗ và số tiền đó bù sang từ việc áp giá điện cao. Tiền điện tăng thêm thu về rồi được tiếp tục kinh doanh như thế nào, xa hơn nữa là tái cấu trúc tập đoàn ra sao để có một thị trường điện cạnh tranh thực sự. Đó cũng là những điều người dân quan tâm.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, để việc tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các hộ gia đình khó khăn với tổng số tiền trên 2.500 tỷ đồng/năm.
Sau khi tạo được tiếng vang và thu hút hàng vạn du khách tại Thanh Hóa, Tuyên Quang và Hà Nam, chuỗi sự kiện lễ hội Lala Town đã 'đổ bộ' Flamingo Đại Lải Resort.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.