Chứng khoán ngày 4/1: VN-Index lên 1.019,75 điểm
Chỉ số VN-Index phiên giao dịch hôm nay (4/1/2018) tiếp tục đà tăng với số điểm tăng thêm là 14,01 lên 1.019,75 điểm.
Hôm nay, cổ phiếu HDB của Ngân hàng HDBank chính thức chào sàn HOSE. Mã này đã tăng trần và khớp lệnh khủng với 32,2 triệu cổ phiếu. Mặc dù vậy, chỉ số VN-Index cũng vẫn lần đầu giảm điểm kể từ khi chinh phục ngưỡng 1.000 điểm.
VN-Index
Sau khi gần đạt đỉnh 1.020 điểm vào hôm qua, đến phiên giao dịch hôm nay (6/1/2018) chỉ số VN-Index đã chạm được ngưỡng kháng cự này vào thời điểm mở cửa, tuy nhiên ngay sau đó, chỉ số này liên tục giảm điểm, đến lúc hết phiên chiều, vẫn chưa thể quay lại mức ban đầu.
Số điểm giảm cả phiên là 7,1 xuống 1.012,65 điểm. Khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 284 triệu đơn vị và giá trị giao dịch hơn 7,7 nghìn tỷ đồng.
Cả phiên, có 123 mã tăng giá, 165 mã giảm giá, còn 47 mã đóng cửa bằng giá tham chiếu.
Cản đà tăng của chỉ số VN-Index trong phiên phải ‘kể tội’ của các chứng khoán có giá trị vốn hóa lớn như cổ phiếu VCB (Vietcombank với giá đóng cửa giảm 2,53%) khi góp 1,892 điểm trong tổng giảm 7,18 cả phiên.
Tiếp đến là VIC (Vingroup với giá đóng cửa giảm 1,24%), CTG (Vietinbank với giá đóng cửa giảm 2,34%), SAB (Sabeco với giá đóng cửa giảm 1,2%) góp phần giảm lần lượt 0,991 điểm; 0,839 điểm; 0,771 điểm.
Ngược lại, cố gắng đẩy chỉ số VN-Index lên nhưng ‘người ít thế mỏng’, đứng đầu danh sách là MSN (Tập đoàn Masan với giá đóng cửa tăng 2,67%) khi góp 0,957 điểm.
Sau đến EIB (Ngân hàng TMCP XNK VN với giá đóng cửa 6,61%), ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros với giá đóng cửa tăng 1,04%) lần lượt góp 0,371 điểm và 0,302 điểm.
TOP 10 tăng, giảm giá trên HOSE
Trong top 10 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất thì cả 10 cổ phiếu tăng kịch trần gồm HVG, JVC, HVX, TDW, NVT, C47, SSC, TIX, AST, COM.
Còn Top 10 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất thì có đến 4 cổ phiếu chạm sàn gồm KPF, STT, TIE, TDG.
Về khối lượng khớp lệnh, HDB (Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM - HDBank - giá đóng cửa tăng kịch trần) - cổ phiếu mới niêm yết hôm nay đứng đầu với 32,2 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Tiếp theo là STB (Sacombank - giá đóng cửa bằng giá tham chiếu) đạt 17,26 triệu cổ phiếu giao dịch, HQC (CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Hoàng Quân với giá đóng cửa tăng 0,37%) đạt 13,2 triệu cổ phiếu giao dịch.
Khối lượng giao dịch đột biến trên HOSE
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng lên hơn 5 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.
Cụ thể gồm AFC (CTCP Nông lâm nghiệp Bình Dương) đạt hơn 3,2 nghìn đơn vị được giao dịch và gấp hơn 16 nghìn lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước; tiếp đến là G20 (CTCP Đầu tư dệt may G.HOME) tăng 27,6 lần; FID (CTCP Đầu tư và phát triển doanh nghiệp VN) tăng gần 20 lần; DNP (CTCP Nhựa Đồng Nai); VSH (CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh), E1VFVN30 (Quỹ ETF VFMVN30) tăng 5,7 lần.
HNX-Index
Trên sàn chứng khoán Hà Nội, hôm nay, chỉ số HNX cũng giảm 0,58 điểm (-0,49%) xuống mức 118,92 điểm vào thời điểm đóng cửa. Khối lượng giao dịch đạt gần 72,4 triệu đơn vị và giá trị giao dịch hơn 1,3 nghìn tỷ đồng.
Đóng góp vào việc giảm điểm của chỉ số HNX phải kể đến VCS (CTCP Vicostone) với 0,169 điểm trong tổng giảm 0,58 điểm. Ngược lại, PVS (CTCP dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN) lại kéo chỉ số này tăng với 0,121 điểm
TOP 10 tăng, giảm giá trên HNX
Trong top 10 mã tăng giá nhiều nhất thì cả 10 mã tăng giá kịch trần gồm KHB, MNC, D11, SDU, TV3, VMS, ASA, TKU, LTC, HVA.
Còn top 10 mã giảm giá nhiều nhất thì chỉ mình mã AMC chạm sàn.
Về khối lượng khớp lệnh trong hôm nay, SHB (giá đóng cửa giảm 2,04%) tiếp tục đứng đầu với hơn 17,6 triệu đơn vị được giao dịch.
Tiếp theo là PVS (CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN giá đóng cửa tăng 1,95%) với 10,9 triệu đơn vị được giao dịch; ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu giá đóng cửa bằng giá tham chiếu) với 6.45 triệu đơn vị được giao dịch.
Chỉ số VN-Index phiên giao dịch hôm nay (4/1/2018) tiếp tục đà tăng với số điểm tăng thêm là 14,01 lên 1.019,75 điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục khởi sắc trong những phiên giao dịch đầu năm mới. Hôm nay, chỉ số này đã chính thức chinh phục ngưỡng tâm lý lịch sử 1.000 điểm.
Sáng nay 2/1/2018, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2018.
PV Oil, HD Bank, Hóa dầu Bình Sơn, Điện lực dầu khí PV Power, Công nghiệp Xi măng Việt Nam, hay thoái vốn tại PVGas là những cái tên hứa hẹn đóng góp hàng tỷ USD cho giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán.
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.
VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.