Tài chính
Ngân hàng Bắc Á lỡ kế hoạch tăng vốn lên 5.500 tỷ đồng
Kế hoạch tăng vốn của ngân hàng Bắc Á được chuyển sang năm 2018, sau khi ngân hàng này đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCom.
Đầu năm 2017, Đại hội cổ đông của ngân hàng Bắc Á thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 5.500 tỷ đồng từ mức 5.000 tỷ đồng hiện tại. Hình thức tăng vốn được xác định là chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư mới.
Tuy nhiên, mới đây ngân hàng này cho biết, kế hoạch tăng vốn đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép tăng vốn. Do đó, kế hoạch tăng vốn sẽ dời sang năm 2018.
Cũng trong năm năm sau, ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên mức 6.100 tỷ đồng, tăng thêm 1.100 tỷ đồng so với vốn điều lệ hiện tại của Bắc Á.
Trước khi thực hiện lộ trình tăng vốn này, ngân hàng đã quyết định đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCom từ ngày 28/12. Giá tham chiếu trong ngày đầu tiên của cổ phiếu ngân hàng Bắc Á (mã: BAB) là 20.000 đồng.
Ở mức giá này, ngân hàng có vốn hóa 10 nghìn tỷ đồng. So với các ngân hàng niêm yết, vốn hóa của Bắc Á sẽ tương đương SHB, LienVietPost Bank và chỉ cao hơn so với ngân hàng Kiên Long (KLB) và ngân hàng Quốc Dân (NVB).
Bản công bố thông tin của Bắc Á cho biết, đến cuối tháng 9, ngân hàng có tổng tài sản gần 86.000 tỷ đồng. Quy mô tín dụng của ngân hàng là 52.084 tỷ đồng, trong đó các khoản nợ xấu nội bảng là 357 tỷ đồng.
Tuy nhiên Bắc Á cũng đang có 600 tỷ đồng các khoản trái phiếu do VAMC phát hành để mua lại nợ xấu của ngân hàng. Như vậy tổng nợ xấu của Bắc Á bao gồm cả nội bảng và khoản bán cho VAMC là gần 1.000 tỷ đồng. Được biết, Bắc Á đang dự phòng 277 tỷ đồng cho khoản nợ bán cho VAMC, tương đương 46%.
So với năm ngoái, quy mô tín dụng của ngân hàng đã tăng trưởng 8,3%. Đáng chú ý, đến cuối năm 2016, tỷ trọng các khoản vay cá nhân chiếm 77% trong tổng dư nợ của Bắc Á.
Hoạt động tín dụng cũng đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh của ngân hàng này. Thu nhập lãi và các khoản tương tự chiếm 96% tổng thu nhập của ngân hàng trong năm 2016 và 9 tháng đầu năm nay.
Cả năm ngoái, ngân hàng đạt lợi nhuận sau thuế 500 tỷ đồng, trong 9 tháng đầu năm nay, ngân hàng đã đạt 386 tỷ đồng.
Ngân hàng Bắc Á được nắm giữ 96% bởi các nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, bà Thái Hương, Phó chủ tịch ngân hàng kiêm Tổng giám đốc Bắc Á nắm giữ 4,3% cổ phần của ngân hàng. Em gái bà cũng nắm giữ 0,78% cổ phần.
Trong khi đó, bà Trần Thị Thoảng, Chủ tịch ngân hàng nắm giữ 3,2% cổ phần, chồng và con gái bà cũng nắm giữ 1,8% cổ phần ngân hàng.
Đây là ngân hàng thứ 5 niêm yết trong năm nay, trước đó VPBank đã giao dịch trên HOSE và 3 ngân hàng khác gồm Kienlongbank và LienVietPostBank, VIB đăng ký giao dịch trên UPCom.
HDBank, một ngân hàng khác tăng trưởng mạnh mẽ thời gian gần đây cũng đã nộp hồ sơ niêm yết trên HOSE và dự kiến giao dịch từ đầu năm 2018. Ngân hàng này vừa bán 21% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài thu về 300 triệu USD.
Hiện có 13 ngân hàng Việt Nam đang niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó Vietcombank có mức vốn hóa cao nhất, 185.000 tỷ đồng, gấp đôi Vietinbank và BIDV.

HDBank được định giá 1,5 tỷ USD
Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG
Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.
ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan
Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?
Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ
Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.
Tín dụng tăng mạnh ngay từ đầu năm
Trong ba tháng đầu năm 2025, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 2,5% so với cuối năm 2024, cao gấp gần 10 lần so với mức tăng cùng kỳ năm trước.
UOB cấp tín dụng xanh cho Navico thúc đẩy thủy sản bền vững
UOB Việt Nam đã tài trợ 19 dự án tài chính xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản bền vững.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Ngành khách sạn gồng mình trước áp lực chi phí
Ngành khách sạn sẽ ứng phó ra sao khi chi phí nhân sự, năng lượng, trang thiết bị, thực phẩm đều “rủ nhau” tăng cao?
F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng
Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?
Né cú sập chứng khoán, SHS dồn lực quản lý tài sản
Thay vì lao vào cuộc đua giảm phí, SHS sẽ tập trung nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, quản lý tài sản.
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Elite Boutique: 'Điểm chạm' khai mở thị trường tiêu dùng giàu tiềm năng bậc nhất
Sở hữu không gian thương mại tinh tế, sang trọng với những đặc quyền được “may đo” cho giới tinh hoa, Elite Boutique hứa hẹn là mô hình kinh doanh “hái ra tiền” trong bối cảnh các khách hàng thượng lưu ngày càng chú trọng đến các trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.
Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.