Phát triển bền vững
Ngân hàng Thế giới cảnh báo ô nhiễm trong nông nghiệp ở Việt Nam
Một nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam là một trong những nước trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có môi trường bị ảnh hưởng nặng nề từ sản xuất nông nghiệp.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), khoảng 90% lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị của Việt Nam được xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Tình trạng này khiến các sông hồ tại các đô thị đã và đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
Tại các khu vực trồng trọt thâm canh, nông nghiệp đã trở thành nguyên nhân chính nếu không muốn nói là hàng đầu đối với ô nhiễm đất, không khí và nước. Hơn nữa, ô nhiễm trang trại thường lan truyền rộng và vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng ngay cả khi tình trạng này đang gia tăng.
“Tăng trưởng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện an ninh lương thực và đưa hàng triệu người thoát nghèo đói ở khu vực Đông Á trong ba thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng đi kèm với cái giá cao, dẫn đến ô nhiễm đất, nước và không khí chưa từng có trong khu vực”, bà Laura Tuck, Phó chủ tịch về phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới cho biết.
Bà Laura Tuck cho rằng, đầu tư vào việc ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm là quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích bền vững thu được từ phát triển trong nông nghiệp. Các chính sách và biện pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả có thể nâng cao lợi nhuận của nông nghiệp và khuyến khích sự phát triển của một ngành công nghiệp thực phẩm cạnh tranh trong khi nâng cao được sức khỏe con người và môi trường
Theo WB, hành động phòng chống ô nhiễm có thể tiếp sức cho các ưu tiên chính sách tầm quốc gia mới trong đó có tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo thêm giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao chất lượng khẩu phần ăn hàng ngày, thu hút một thế hệ mới các nông dân và doanh nhân thực phẩm, và giảm phát thải khí nhà kính để chống lại biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh này, giải quyết các vấn đề ô nhiễm trong nông nghiệp có thể được coi là cánh cổng dẫn đến thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững nói chung của các quốc gia.
Theo đó, cần có các phương án để khu vực công có thể cải thiện vấn đề này và hướng nguồn lực tới các ưu tiên xử lý ô nhiễm, bắt buộc và tạo động lực cho nông dân có quy mô sản xuất và năng lực khác nhau sản xuất theo các cách hiệu quả hơn;
Hỗ trợ đổi mới sáng tạo, học hỏi để kiểm soát được thách thức ô nhiễm và và cấu trúc lại khu vực nông nghiệp để tăng trưởng bền vững hơn. Việc hỗ trợ cho các nỗ lực kiểm soát ô nhiễm nông nghiệp ở khu vực Đông Á và trên khắp thế giới là một phần hoạt động của WB.
Tại Việt Nam, nguồn tài chính của WB sẽ giúp nhân rộng các thực tiễn tốt và sáng tạo về nuôi trồng thủy sản giúp nâng cao năng suất tôm đồng thời giảm ô nhiễm nước cho khoảng 100.000 ha trong vòng 5 năm tới ở Đồng bằng sông Cửu Long, giúp nâng cao sinh kế và khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Việt Nam đang nhân rộng việc áp dụng bể phân hủy khí sinh học (biogas) trong hoạt động chăn nuôi và thúc đẩy việc sử dụng phân bón và hóa chất nông nghiệp hợp lý hơn trong nhóm nông dân trồng lúa ở khu vực này.
Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam
Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam
Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...
Đóng góp vào ngành nông nghiệp theo cách của Thaco
Với việc vừa khánh thành nhà máy sản xuất máy nông nghiệp 500 tỷ đồng, Thaco Trường Hải đang nghiêm túc thực hiện cam kết hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam theo cách thận trọng và thông minh nhất có thể.
Doanh nhân Phạm Anh Tuấn và khát vọng xây dựng bản đồ nông nghiệp Việt
Nền nông nghiệp Việt Nam đã có 4.000 năm lịch sử nhưng thời điểm này mới là lúc Việt Nam bắt đầu tinh thần khởi nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp Việt phát triển vững mạnh hơn nữa.
Mũi nhọn của Việt Nam chính là nông nghiệp và kinh tế biển
Dựa vào những những lợi thế của đất nước con người Việt Nam so với nước khác trên thế giới, theo tôi mũi nhọn của Việt Nam chính là nông nghiệp và kinh tế biển. Muốn phát huy sức mạnh ấy, điều đầu tiên là phải loại bỏ suy nghĩ tự cung tự cấp của nhà làm chính sách.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.