Leader talk
Doanh nhân Phạm Anh Tuấn và khát vọng xây dựng bản đồ nông nghiệp Việt
Nền nông nghiệp Việt Nam đã có 4.000 năm lịch sử nhưng thời điểm này mới là lúc Việt Nam bắt đầu tinh thần khởi nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp Việt phát triển vững mạnh hơn nữa.

Đó là chia sẻ của ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA) với TheLEADER trong những ngày đầu xuân mới 2018 về khát vọng hướng tới một nền nông nghiệp sạch, an toàn.
Với riêng ông Phạm Anh Tuấn, câu chuyện về khát vọng nông nghiệp sạch đã gắn liền với biết bao những thăng trầm trong cuộc đời ông, như những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông cho sự phát triển của nông nghiệp Việt.
Luôn tâm niệm mình vì mọi người!
Là một người từng trải qua không ít thăng trầm, cả thành công lẫn thất bại đối với phát triển nông nghiệp, cơ duyên nào khiến ông vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng ước mơ xây dựng một nền nông nghiệp Việt an toàn?
Ông Phạm Anh Tuấn: Tôi sinh ra tại một vùng quê nghèo khó với một tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ, được sống và chứng kiến cảnh người nông dân nơi đồng quê một nắng hai sương, cần cù chịu khó nhưng vẫn nghèo đói, "ăn không đủ ăn, mặc không đủ mặc". Chính tuổi thơ lam lũ vất vả đó đã nuôi trong tôi ước mơ rằng mình phải làm điều gì đó, dù nhỏ bé nhưng có thể đóng góp cho quê hương.

Tâm nguyện ấy khiến tôi lúc nào cũng đau đáu câu hỏi “mình sẽ làm gì đây?” để giúp người nông dân trên chính ruộng đồng của họ.
Rồi tôi may mắn được đi học bên Nhật và tiếp xúc mới nền nông nghiệp của các nước phát triển. Từ đó, tôi đã học hỏi cách làm của họ để về xây dựng nền nông nghiệp của quê hương mình.
Tất nhiên, những tư tưởng mới, cách làm mới, đặc biệt là hướng đi sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô lớn bước đầu không thể tránh khỏi những khó khăn khi người dân mình đã quá quen với cách làm cũ.
Cũng không ít những lần thất bại rồi lại làm làm lại từ đầu, nhiều người nói tôi "bị điên, sao phải khổ sở vậy” nhưng đối với tôi, quan trọng nhất vẫn là tinh thần lạc quan và quyết tâm vượt qua khó khăn.
Doanh nghiệp làm kinh tế thường tính toán đến mục tiêu cao nhất là lợi nhuận, đối với ông vấn đề này như thế nào?
Ông Phạm Anh Tuấn: Những doanh nghiệp khác thì đúng như vậy, nhưng đối với tôi, nông nghiệp là đam mê. Mình sống được ngày nào thì cố gắng làm những điều tốt. Tôi luôn thấm nhuần tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình. Trong cái chung có cái riêng, mình cứ làm, cứ cống hiến, khi mình lo cho mọi người tốt thì mình cũng có phần.
Khi đi công tác nước ngoài, vào siêu thị lớn, thấy một sản phẩm xuất xứ tại Việt Nam, tôi luôn cảm thấy rất hạnh phúc. Chính vì thế, mà tôi luôn nêu cao tinh thần xả thân vì nông nghiệp với khát vọng làm sao để đưa nông sản Việt đến cho người Việt dùng một cách an toàn và rộng hơn nữa là xuất khẩu ra thế giới.
Tôi coi đó như một sứ mệnh của mình và tin rằng mình sẽ làm được. Khi người ta có lòng tin sẽ có một sức mạnh nội lực ghê gớm để thực hiện.
Khát vọng khởi nghiệp trong sản xuất nông nghiệp sạch
Được biết, ông đang cố gắng xây dựng một bản đồ nông nghiệp Việt với các đặc sản đặc trưng tại mỗi vùng miền, tại sao ông lại có ý tưởng này?
Ông Phạm Anh Tuấn: Đất nước Việt Nam với 63 tỉnh thành, 54 dân tộc anh em, cùng với đó là khí hậu, là đất là nước, là tập quán canh tác khác nhau, tất cả đã tạo ra hàng triệu đặc sản riêng biệt của mỗi vùng miền.
Đã làm nông nghiệp phải hiểu nông nghiệp, tôi đang cố gắng xây dựng được bản đồ nông nghiệp Việt. Trong đó quy định rõ vùng này sản xuất cái gì, đất này hợp với cây gì. Tất cả đã phân bổ rất rõ ràng từ trong tự nhiên, không thế đánh đồng.
Ví dụ cam Vinh muốn cho quả ngọt không thể đem lên Cao Phong để trồng, hay bưởi Đoan Hùng không thể trồng ở đất khác.
Do đó, nếu muốn có một ngành nông nghiệp phát triển phải có quy hoạch, chuyên canh 3 đồng 2 vừa: Đồng nhất về công nghệ để giảm thiểu sức lao động; đồng nhất về loại giống; từ đó mới có thể đồng nhất về chất lượng sản phẩm.
Hai vừa là vừa tập trung sản xuất lớn chuyên canh, vừa phan tán, xen canh, thời vụ để có sản phẩm đa dạng, chất lượng cao.
Bên cạnh đó, cần tập trung áp dụng công nghệ, phân kỳ sản xuất, đầu tư nhà máy bảo quản chuyên dụng, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – phân phối bền vững, tập trung thông qua các hợp tác xã nông nghiệp và liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, người nông dân, doanh nghiệp) để tránh hiện tượng được mùa mất giá, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản.
Là một người rất gần gũi với người nông dân, ông thấy rằng, lợi ích của người dân đã thay đổi như thế nào khi họ chuyển sang sản xuất nông sản sạch?
Ông Phạm Anh Tuấn: Thực chất, trước đây bà con sản xuất nông sản không an toàn “rau 2 luống, lợn 2 chuồng”, luống để ăn, luốn để bán là do họ không hiểu về nông nghiệp. Họ thấy ruộng nhiều cỏ thì phun thuốc trừ cỏ, muốn tăng trưởng nhanh thì phun thuốc kích thích chứ không có quy trình nào, không ai hướng dẫn.
Trong khi đó, phần lớn người nông dân dùng nước giếng khoan, những hoá chất tồn dư từ sản xuất nông nghiệp dần dần ngấm xuống đất và chính họ là người bị ảnh hưởng trước tiên đã rồi mới đến người tiêu dùng.
Do đó, khi được phổ biến về kiến thức sản xuất nông sản an toàn, người dân sẵn sàng tham gia. Đặc biệt những nơi nào chính quyền địa phương, quan tâm vận động thì ở nơi đó nông nghiệp sạch phát triển rất tốt. Qua đó, đời sống của người dân cũng được cải thiện rất nhiều từ môi trường sống, sức khoẻ đến thu nhập về kinh tế.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển của ngành nông nghiệp trong năm 2018?
Ông Phạm Anh Tuấn: Trong năm 2017 vừa qua các cơ quan lãnh đạo đã rất quyết liệt trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tôi tin rằng trong năm 2018 sẽ còn khởi sắc vượt bậc hơn nữa.
Ngành nông nghiệp đang nhận được sự quan tâm lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Chính phủ, không có lúc nào người nông dân đang chuyển dịch tư duy sản xuất nông nghiệp sạch như bây giờ. Có thể nói, cả xã hội đang vào cuộc để phát triển nông nghiệp.
Nền nông nghiệp Việt Nam đã có 4.000 năm lịch sử, người dân cần cù chịu khó, rất giỏi trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề là chúng ta cần xây dựng một thị trường tiêu thụ tốt cho nông sản để phát triển sản xuất một cách bền vững
Để làm được điều này, không có cách nào khác là xây dựng nông nghiệp theo kinh tế thị trường, lấy thị trường làm mệnh lệnh của sản xuất. Tôi cho rằng, thời điểm này mới là lúc Việt Nam bắt đầu tinh thần khởi nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp Việt phát triển hơn nữa.
Xin cảm ơn ông!
Vì sao doanh nghiệp không dám đầu tư vào nông nghiệp?
Mũi nhọn của Việt Nam chính là nông nghiệp và kinh tế biển
Dựa vào những những lợi thế của đất nước con người Việt Nam so với nước khác trên thế giới, theo tôi mũi nhọn của Việt Nam chính là nông nghiệp và kinh tế biển. Muốn phát huy sức mạnh ấy, điều đầu tiên là phải loại bỏ suy nghĩ tự cung tự cấp của nhà làm chính sách.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về định hướng phát triển ngành nông nghiệp năm 2018
Ngành nông nghiệp xác định rõ trách nhiệm phục vụ những nông sản chất lượng nhất cho thị trường nội địa. Cùng với đó, phải đồng hành với doanh nghiệp, coi khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của người quản lý để tạo môi trường đầu tư thuận lợi.
Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại 2 trang trại nông nghiệp công nghệ cao điển hình
Lysaght Agrished sẽ tài trợ trọn gói 2 suất tham quan và trao đổi kinh nghiệm tại trang trại của Thái Dương tại Nghệ An và các trang trại của Việt – Úc tại Bạc Liêu.
Khởi nghiệp sáng tạo chinh phục thách thức công nghệ nông nghiệp
Các doanh nghiệp khởi nghiệp được kêu gọi tham gia Chương trình Thách thức Công nghệ Nông nghiệp vùng Mekong (MATCh) với các giải thưởng hấp dẫn và được hỗ trợ vốn.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.