Ngân hàng Thế giới cảnh báo Việt Nam có thể bị Mỹ tấn công thương mại

Hạ Vũ Thứ sáu, 11/10/2019 - 08:25

Ngân hàng Thế giới (World Bank) cảnh báo Việt Nam có thể trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan và bảo vệ thương mại khác của Mỹ khi thặng dư thương mại với nước này ngày càng tăng lên.

Việt Nam vẫn thu hút nhà đầu tư ngoại hơn nhiều nước khác trong khu vực.

Cảnh báo của World Bank được đưa ra trong một báo cáo công bố hôm 10/10 có tên Cập nhật Kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương. Trong đó, tổ chức này nhận định Việt Nam có thể được hưởng thêm thị phần của các mặt hàng của Trung Quốc suy giảm do bị Mỹ áp thuế khẩu cao hơn như điện thoại và linh kiện, máy tính, hàng may mặc, da giày, đồ gỗ, thép và nhựa.

Tuy nhiên, World Bank nhấn mạnh rằng, những lợi ích như vậy chỉ là tạm thời và có thể đối diện với rủi ro bị Mỹ gia tăng thuế quan như cách nước này đã sử dụng với Trung Quốc.

Tổ chức này đưa ra khuyến cáo, Việt Nam cần hội nhập sâu sắc hơn, thông qua các hiệp định thương mại như CPTPP hay RCEP, nhằm tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời kích cầu bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế.

"Đây là thời điểm Chính phủ cần tăng gấp đôi nỗ lực, nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Chính phủ cần tập trung vào các việc cần thiết, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài", đại diện World Bank khuyến nghị. 

Cũng trong bản báo cáo cập nhật mới, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay đạt 6,6% và 6,5% năm tới, do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và sản xuất nông nghiệp yếu hơn.

Con số này không thay đổi so với 2 lần dự báo (tháng 4 và tháng 7) trước đó của World Bank trong năm nay. 

Tuy nhiên, trong khi hầu hết các nước đều bị điều chỉnh giảm so với báo cáo khu vực vào tháng 4/2019, ngoại trừ Myanmar tăng 0,1%, thì Việt Nam và Campuchia là 2 quốc gia duy nhất giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho năm nay và năm tới. 

"Trong bối cảnh thế giới nhiều thách thức như hiện nay, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, tăng trưởng tiêu dùng nội địa mạnh mẽ và năng lực cạnh tranh ngày càng cao là hai động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế", ông Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định. 

Đồng thời, đại diện World Bank cho rằng, Việt Nam vẫn thu hút nhà đầu tư ngoại hơn nhiều nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, sự kết nối giữa FDI và khu vực tư nhân Việt Nam vẫn còn yếu, do vậy cần có biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này. 

Nhìn chung, triển vọng của Việt Nam trong trung hạn được đánh giá tích cực. Lạm phát dự báo sẽ thấp hơn mục tiêu 4% của Chính phủ. Tài khoản vãng lai vẫn thặng dư nhưng ở mức thấp. Bội chi ngân sách được dự báo tiếp tục giảm đến năm 2021, nhờ nỗ lực củng cố tài khóa.

Tuy nhiên, World Bank cảnh báo Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của kinh tế toàn cầu do chính sách mở cửa thương mại hiện nay, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ hạn chế. Đà tăng trưởng sẽ chịu sức ép nếu căng thẳng thương mại leo thang và toàn cầu suy giảm mạnh hơn dự kiến. 

Đối với vấn đề trong nước, báo cáo nêu rõ sự chậm lại trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng có thể gây tác động bất lợi về tài chính, vĩ mô và làm suy giảm viễn cảnh tăng trưởng dài hạn.

Đánh giá chung về khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, World Bank cho rằng, tăng trưởng đang giảm đà, với mức tăng 5,8% năm nay và giảm dần trong hai năm sau đó.

Xuất khẩu và đầu tư của các nước trong khu vực đang chịu sức ép từ sức cầu thế giới giảm và bất ổn gia tăng. Các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ và khu vực đồng euro đang tăng trưởng chậm hơn dự báo.

Dù nhiều doanh nghiệp đang tìm cách né thuế nhập khẩu nhưng các nước thuộc khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cũng khó thay thế vai trò của Trung Quốc trong các chuỗi giá trị toàn cầu trong ngắn hạn, do hạ tầng hạn chế và quy mô sản xuất nhỏ lẻ. 

Nhiều nước trong khu vực, như Việt Nam hay Malaysia chỉ đang hưởng lợi tạm thời từ việc dòng chảy thương mại thay đổi. 

World Bank tài trợ Việt Nam 2,2 triệu USD phát triển ngành ngân hàng

World Bank tài trợ Việt Nam 2,2 triệu USD phát triển ngành ngân hàng

Tiêu điểm -  4 năm

Khoản viện trợ không hoàn lại của World Bank (Ngân hàng thế giới) nhằm hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước thực hiện thành công các cải cách cơ cấu.

World Bank ‘bắt mạch’ 2 lĩnh vực cần cải cách của Việt Nam

World Bank ‘bắt mạch’ 2 lĩnh vực cần cải cách của Việt Nam

Tiêu điểm -  4 năm

Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các hành động cần được xác định rõ và khả thi về mặt thực thi, đại diện World Bank nhấn mạnh.

Đà Nẵng ký hợp tác chiến lược với World Bank

Đà Nẵng ký hợp tác chiến lược với World Bank

Phát triển bền vững -  5 năm

Mối quan hệ đối tác giữa Đà Nẵng cùng Ngân hàng thế giới (World Bank) để thúc đẩy sự tăng trưởng cạnh tranh, bền vững và toàn diện của thành phố này đã được nâng lên một tầm cao mới.

Cảnh báo du lịch xuống cấp và khuyến nghị của World Bank

Cảnh báo du lịch xuống cấp và khuyến nghị của World Bank

Phát triển bền vững -  5 năm

Mô hình tăng trưởng du lịch dựa trên số đông sẽ dẫn tới rủi ro là tác động của ngành đến nền kinh tế giảm dần, tài sản du lịch văn hóa và thiên nhiên bị xuống cấp, sự ủng hộ của cộng đồng địa phương với du lịch bị xói mòn, Ngân hàng Thế giới (World Bank) khuyến cáo.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  3 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  8 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  9 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  1 ngày

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.