Tiêu điểm
Ngành nông nghiệp lên kế hoạch cải cách
Việc cải cách hành chính và thể chế, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, phải được xem là cuộc cách mạng như khoán 10, khoán 100 của ngành nông nghiệp.

Nhiều thành quả về cải cách
Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng công tác cải cách hành chính của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã đạt được nhiều thành quả.
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Xuân Ân cho biết, trong kế hoạch cải cách hành chính năm 2021, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hoàn thành 36/36 nhiệm vụ; hoàn thành 92/93 sản phẩm, hoạt động.
Trong năm ngoái, nhiều cuộc họp, hội nghị về đẩy mạnh công tác cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh đã được tổ chức. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã ban hành và hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021, chỉ số cải cách hành chính…
Về cải cách thủ tục hành chính, bộ này đã cập nhật, công khai trên cổng dịch vụ công quốc gia 119 thủ tục hành chính; công bố bãi bỏ 58 thủ tục hành chính. Bộ cũng rà soát, đơn giản hóa ba thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
Về hiện đại hóa hành chính, bộ này đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, triển khai xây dựng, hoàn thiện kiến trúc chính phủ điện tử phiên bản 2.0; hoàn thành xây dựng hệ thống thông tin báo cáo, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ. 100% văn bản đã được ký số, gửi, nhận trên phần mềm văn phòng điện tử và trục liên thông văn bản quốc gia.
Ngành nông nghiệp cũng tiếp tục đổi mới, thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành, rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh; rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính; triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, dịch vụ công trực tuyến; triển khai chương trình chuyển đổi số; đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ.
Tính đến 11/1/2022, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã "điện tử hoá" 159 quy định về thủ tục hành chính, 17 quy định về chế độ báo cáo, 423 quy định về yêu cầu điều kiện, 227 quy định về tiêu chuẩn quy chuẩn, 1.768 quy định về kiểm tra chuyên ngành... Các quy định này được cập nhật trên phần mềm, nên việc tra cứu trở nên dễ dàng thuận tiện hơn nhiều so với trước.
Đặc biệt, bộ này đã rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh 429/2.559 quy định, đạt 16,76%; cắt giảm 13,2% chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ với số tiền tiết kiệm gần 219 tỷ đồng.
44 văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.
Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đề án cổng dịch vụ công quốc gia, ông Ân cho biết Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia năm 2021; vận hành hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Không thể “nói xong để đấy”
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, công tác cải cách hành chính, đặc biệt trong ngành nông nghiệp, là vô cùng quan trọng.
“Chúng ta đã mở cửa với thế giới và thực hiện 17 FTA thế hệ mới. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Tuy nhiên có thách thức, ắt sẽ vượt qua. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tiến tới việc tạo môi trường minh bạch để đầu tư phát triển cũng như kết nối hệ sinh thái nông nghiệp, tạo bước đột phá trong nông nghiệp, qua đó góp phần ổn định đất nước”, ông Tiến khẳng định trong Hội nghị triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ông Tiến nhấn mạnh, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải thể chế hoá, có kế hoạch riêng cho từng quý, từng tháng chứ không phải "nói xong để đấy". Ông cho rằng, việc cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục, thể chế phải được xem là cuộc cách mạng như khoán 10, khoán 100 của ngành nông nghiệp.
Đối với vấn đề chuyển đổi số trong nông nghiệp, ông Tiến đề nghị ngành chăn nuôi và trồng trọt đẩy mạnh việc triển khai môi trường số. Để làm được điều đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị và cần mời những tập đoàn công nghệ lớn tham mưu.
“Phải sớm triển khai đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Chuyển đổi số phải đi vào thực tế, cụ thể hóa tới từng công trình, từng kế hoạch”, ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Ân cho biết, năm 2022, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ hoàn thiện môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số. Bộ này cũng sẽ xây dựng, triển khai có hiệu quả đề án chuyển đổi số ngành giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử sẽ được kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia. Cùng với đó, quy chế quản lý, vận hành, sử dụng cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử sẽ được ban hành. Cơ chế một cửa quốc gia sẽ được triển khai mở rộng theo đúng tiến độ.
Doanh nghiệp ngóng cải cách thể chế trong tiến trình hồi phục
Bí quyết của Quảng Ninh trong cải cách hành chính
Những nỗ lực đổi mới không ngừng trong công tác cải cách hành chính, tư duy đột phá trong quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở là chìa khoá để Quảng Ninh đạt quán quân trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2020.
Thủ tục hành chính công ‘đi lùi’ dù nỗ lực cải cách?
Ở góc độ người dân, thủ tục hành chính công hầu như không có sự cải thiện và còn nhiều hạn chế, theo báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2019.
Ông Đậu Anh Tuấn: 'Cải cách không phải để trình diễn'
Nhiều chuyên gia cho rằng dù hàng nghìn điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm và đơn giản hóa, hiệu quả cải cách môi trường kinh doanh vẫn còn hạn chế và tồn tại nhiều điều kiện bất hợp lý, mang tính hình thức.
‘Thủ tướng luôn tìm kiếm những cơ hội cải cách mới’
Cùng với Nghị quyết 02, Chính phủ, Thủ tướng luôn tìm kiếm những cơ hội cải cách mới, vượt ra khỏi những phạm vi cải cách đang được tiến hành, bổ sung cho những giải pháp đang làm và như thế ta nhìn thấy một nỗ lực và cơ hội rất lớn cho năm 2020.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm
Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?
Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.