Từ cá hồi Na Uy nhìn về con tôm Việt
Tập trung vào chất lượng thay vì sản lượng là chìa khóa giúp cá hồi Na Uy có thể bán được với mức giá cao nhưng vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
Ngành nuôi tôm ở Việt Nam có tỷ lệ rủi ro cao là lý do ngân hàng không dám cho doanh nghiệp nuôi tôm vay, kể cả khi có sự bảo lãnh của “vua tôm” Minh Phú.
Sản xuất tôm giống thường được đồn đại rằng “lãi lớn”. Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại hoàn toàn trái ngược, theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận. Sở hữu công ty chuyên sản xuất tôm giống là Thủy sản Nam miền Trung, ông Hoàng Anh cho biết, 3 năm trở lại đây, doanh nghiệp của ông đang phải bù lỗ từ những mảng hoạt động khác.
Tôm giống khó lại càng khó trong bức tranh chung đầy ảm đạm của ngành tôm. Tính riêng 4 tháng đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu tôm đạt 887 triệu USD, giảm đến 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều hộ nuôi tôm, do các nhà máy chế biến khó về đầu ra, đã phải xuất khẩu tươi sống sang Campuchia. Giá tôm giảm khiến một bộ phận bà con ngừng sản xuất, không tiếp tục thả nuôi vụ tôm mới.
“Vua tôm” Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, chỉ ra thực trạng, tôm nguyên liệu của Việt Nam thường được bán cho các doanh nghiệp với giá cao. Doanh nghiệp nhập tôm về, lấy phần giá trị gia tăng từ chế biến để bù vào giá nguyên liệu và kiếm lời. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhu cầu thị trường giảm mạnh, doanh nghiệp khó bán nên không thể tiếp tục nhập tôm với giá cao được nữa.
Có trường hợp doanh nghiệp đã giảm đến 50% giá tôm mà đối tác vẫn không mua bởi “không biết giá đã xuống đáy chưa”.
Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu tôm bị tắc dòng tiền, không có tiền trả nợ nền phải tìm cách giảm giá để đẩy hàng nhanh. Thế nhưng có trường hợp doanh nghiệp đã giảm đến 50% giá mà đối tác vẫn không mua bởi “không biết giá đã xuống đáy chưa”.
Khó khăn chồng chất khó khăn lại càng khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận được tín dụng. Theo ông Quang, đối với gói tín dụng 10 nghìn tỷ hỗ trợ ngành thủy sản đang được Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, doanh nghiệp và người nuôi tôm “chẳng hy vọng gì” vào khả năng tiếp cận.
Bởi trên thực tế, theo lãnh đạo Tập đoàn Minh Phú, ngành tôm Việt Nam quá rủi ro, tỷ lệ thành công thấp nên ngân hàng không dám cho vay. Có trường hợp, hộ nuôi tôm thuộc vùng nuôi của Minh Phú, được Minh Phú bảo lãnh nhưng ngân hàng cũng không dám cho vay.
Những cái khó mang tính căn cơ
Kinh tế thế giới đứng trên bờ vực suy thoái, nhu cầu toàn cầu suy giảm khiến doanh nghiệp mất đơn hàng, bắt buộc phải giảm hoạt động đang là khó khăn chung của nhiều ngành hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với ngành tôm, đây dường như chỉ là “giọt nước tràn ly”, bởi những bất cập trong sản xuất tôm đã tồn tại từ nhiều năm nay vẫn chưa được giải quyết.
Lãnh đạo Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận lý giải việc giá tôm nguyên liệu cao bởi giá thành cao, đến từ việc thức ăn cho tôm có lượng đạm quá cao, lên đến hơn 40%. Trong khi đó, tôm chỉ cần lượng đạm khoảng 30% là đủ, phần còn lại không tiêu hóa hết, thải ra môi trường gây ra ô nhiễm.
Đây cũng là nguyên nhân, theo ông Hoàng Anh, khiến cho một số người bạn sản xuất tôm đã lựa chọn nhập khoảng 60 – 80% tôm của Ecuador về chế biến.
Giá đã cao nhưng chất lượng tôm lại không đảm bảo. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Công ty Fimex Việt Nam, cho biết, các hộ nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, không đạt chuẩn về diện tích, đa số không đạt được chứng nhận nuôi thủy sản có trách nhiệm (ASC).
Ông Quang bổ sung, quy mô thấp nhưng nhiều người nuôi tôm lại “tham”, cố thả tôm giống thật nhiều để lấy năng suất. Kết quả là tôm dễ bệnh, dễ chết, người nuôi nhiều khi “mất trắng”.
Một “góc khuất” khác của ngành tôm là câu chuyện thống kê. Ông Hoàng Anh chỉ ra thực trạng sai lệch về số liệu thống kê, làm ảnh hưởng đến nhận định, quy hoạch tôm giống tràn lan. Từ đó, ngành tôm thất bại “ngay tại địa phương”.
Lãnh đạo Tập đoàn Minh Phú đề xuất, để ngành nôm phát triển bền vững cần phải vừa giảm giá thành, vừa tăng về chất lượng. Ông Quang bày tỏ mong muốn hợp tác với tất cả doanh nghiệp, người nuôi tôm để thực hiện “đề án” nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm, thông qua xây dựng khu sản xuất tôm tập trung ứng dụng công nghệ nuôi hiện đại, phù hợp.
Tập trung vào chất lượng thay vì sản lượng là chìa khóa giúp cá hồi Na Uy có thể bán được với mức giá cao nhưng vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
Ứng dụng Diễn đàn Tôm Việt Nam thuộc khuôn khổ dự án Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á (GRAISEA), dưới sự tài trợ của Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Thụy Điển và Tổ chức Oxfam.
Báo hiệu nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2021, kéo dài sang đầu năm 2022...
Công ty Thủy sản Minh Phú cho biết sẽ thực hiện quyền kháng cáo đối với quyết định của CBP, quá trình xem xét kháng cáo dự kiến diễn ra trong 60 ngày kể từ đơn kháng cáo được ghi nhận. Trong trường hợp kháng cáo không mang lại kết quả như mong muốn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Thương mại Quốc tế.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.