Tiêu điểm
Tôm xuất khẩu đang thuận lợi nhưng thiếu nguồn cung
Báo hiệu nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2021, kéo dài sang đầu năm 2022...
Tăng hết công suất cũng không đủ nguồn cung cho khách hàng
Ngành tôm Việt Nam đang rơi vào tình trạng, nhiều khách hàng ở thị trường Mỹ và châu Âu (EU) sẵn sàng ký đơn hàng với giá tốt mang lại cho doanh nghiệp và người nuôi mức lợi nhận đến 15%, nhưng doanh nghiệp chỉ ký cung ứng 50 - 70% công suất chế biến.
Dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng dần trong các tháng tới, nhưng nông dân ngại thả nuôi dẫn đến “treo ao” đang diễn ra ở một số điạ phương.
Tại diễn đàn trực tuyến “Tôm Việt 2021 – Giải pháp tháo gỡ khó khăn ngành tôm trong tình hình dịch bệnh Covid-19” do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Trung tâm ICAFIS – Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) tổ chức sáng 1/9, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, đơn vị dẫn đầu chế biến xuất khẩu tôm của Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, áp dụng phương án “3 tại chỗ” nên nhà máy ở Cà Mau chỉ hoạt động với 1.600/7.000 công nhân và ở Hậu Giang là 1.300/6.000 công nhân.
“Theo phương án này, sản xuất của nhà máy chỉ đạt khoảng 25%, nhưng sản lượng chế biến cố gắng tối đa đạt được khoảng 50%”, ông Quang nói.
Do tác động của dịch Covid-19 nên trong tháng 8 sản lượng và giá trị xuất khẩu của đơn vị này lần lượt giảm 30% và 17% so với cùng kỳ. Nhưng nhờ hoạt động tốt ở 6 tháng đầu năm, tính chung 8 tháng đầu năm nay, sản lượng và giá trị xuất khẩu của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tăng lần lượt khoảng 10% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái, ông Quang chia sẻ.
Theo vị Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú, tuy sản lượng và giá trị xuất khẩu trong tháng 8 sụt giảm, nhưng về hợp đồng xuất khẩu trong thời gian tới được tập đoàn ký kết với đối tác là rất lớn.
“Từ nay đến cuối năm không lo chuyện tôm không bán được, mà chỉ lo không chế biến được và giá cũng tăng liên tục. Dù thuận lợi là vậy, nhưng chúng tôi chỉ dám ký 50 - 70% so với năng lực và công suất chế biến” ông Quang nói.
Theo ông Quang, hiện nay ngành tôm phải giảm công suất chế biến do giãn cách xã hội và thực hiện phương án “3 tại chỗ” còn tôm nguyên liệu thu mua sụt giảm do khó khăn về vận chuyển. Để tăng công suất chế biến, phải tăng cường chế biến tôm size cỡ lớn, thị trường xuất khẩu cũng đang cần tôm size lớn, nên phân khúc này tiêu thụ rất dễ dàng. Ngoài ra, chế biến 1kg tôm size nhỏ = 3kg tôm size cỡ lớn nên giải pháp chế biến tôm cỡ lớn cũng là điều kiện để doanh nghiệp tăng công suất trong điều hiện nay.
Chia sẻ với người nuôi để tránh rủi ro và cùng có lợi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú khuyến cáo nông dân nên nuôi tôm lớn bằng việc thả nuôi mật độ thưa, khoảng 100 - 120 con/m2 hoặc cao nhất là 150 con/m2, thay cho nuôi ở mật độ 250 - 300 con/m2 như trước.
Về hợp đồng, tôm size 10 - 45 con/kg đang được Tập đoàn Minh Phú ký với các khách hàng với giá bán cũng rất tốt, lợi nhuận có thể đạt 15 - 20%. Đây cũng là lý do giá tôm size lớn giảm ít hơn so với tôm size nhỏ. Theo ghi nhận thị trường, tôm nguyên liệu size lớn hiện có giá thấp hơn trước giãn cách xã hội chỉ ở mức 10.000 đồng/kg, trong khi tôm size cỡ 60 con 100 con /kg thấp hơn từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, ông
“Từ nay đến tháng 11 có nguyên liệu sẽ xuất bán rất tốt vào dịp Noel cho thị trường châu Âu, Mỹ. Nếu qua tháng 11 thì chỉ có thể bán cho thị trường châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông Quang nói.
Tôm nguyên liệu sẽ thiếu hụt
Do tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thời gian qua và hiện tại các địa phương vẫn đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng chính phủ, dẫn đến việc đi lại thả nuôi thu mua chế biến gặp rất khó khăn, khiến giá tôm nguyên liệu ở nhiều địa phương trọng điểm tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long sụt giảm mạnh.
Thực tế này đã khiến nông dân e ngại tái đầu tư thả nuôi, nếu không có các giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách đồng bộ, tình trạng thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu khó trách khỏi.
Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết địa phương có diện tích thả nuôi là 3.000ha, 70 - 80% diện tích đã và đang trong thời kỳ thu hoạch. Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg hơn 02 tháng nay, ảnh hưởng rất lớn trong các hoạt động của chuỗi ngành hàng sản xuất tôm (từ đầu vào là cung cấp con giống, thả nuôi, cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản, mua bán tôm nguyên liệu…).
“Thậm chí, ở những thời điểm hoạt động sản xuất nuôi tôm, thu mua, sơ chế tôm phải ngưng trệ do chưa phê duyệt phương án “3 tại chỗ”, chuỗi ngành tôm trở nên điêu đứng, dẫn đến giá tôm xuống dưới đáy cũng không tiêu thụ được, ông Bằng nói.
Theo ông Bằng, đến thời điểm hiện nay, các hoạt động giãn cách xã hội cơ bản đã tạm ổn do có nhiều vùng xanh được mở ra, nhưng các chốt trạm vẫn chưa quán triệt hết các quy định, vẫn còn khó khăn chỗ này chỗ kia, khiến giá tôm giảm đến hơn 35%.
“Vào thời điểm tạm bỏ giãn cách khoảng 5 ngày thì giá tôm tăng lại ngay, nhưng sau đó tiếp tục giãn cách xã hội vào ngày 24/8, giá tôm lại quay đầu giảm sâu hơn. Cũng vì thế, lượng giống thả nuôi tái vụ chỉ đạt khoảng 30 - 40% diện tích, cũng không ít hộ ngừng thả nuôi (treo ao)”, ông cho biết.
Còn về năng lực chế biến, tỉnh Cà Mau có 30 doanh nghiệp với 38 nhà máy chế biến, công suất chế biến đạt 200.000 tấn/năm, 6 tháng đầu năm nay sản lượng chế biến tăng 15% so với cùng kỳ, hiện đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 triệu USD, nhưng công suất chế biến hiện thời chỉ đạt tối đa 60% nên đang trở nên khó khăn, do chi phí sản xuất tăng.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm, ông Bằng kiến nghị Tổng cục Thủy sản cần tổng hợp chung về tình hình thị trường và dịch bệnh Covid, tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, chặt chẽ nhưng phải thông thoáng trong lưu thông cho chuỗi ngành hàng tôm và nông – thủy sản khác, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất.
Với tỉnh Bạc Liêu, ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Bạc Liêu, cho biết khi thực hiện giãn cách xã hội, Chính phủ chỉ đạo vừa chống dịch vừa sản xuất, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, nhưng một số nơi vẫn đặt ra “giấy phép con”, gây khó cho vận chuyển hàng hóa, trong đó có ngành tôm. “Điều này, khiến giá tôm ở Bạc Liêu sụt giảm 40 - 50%, chứ không phải 10 - 20%”, ông nói.
Theo ông Nhiệm, giá tôm nguyên liệu giảm, trong khi các chi phí đầu vào tăng cao khiến người nuôi điêu đứng, không muốn thả vụ mới vì không biết tương lai thu hoạch sẽ thế nào. Thực tế sản xuất 1 tấn rau quả, nếu có thiệt hại chỉ 10 - 30 triệu đồng, nhưng một tấn tôm giá cả xuống thấp có thể gây thiệt hại cho nông dân 100 - 200 triệu đồng, khiến cho nông dân nuôi tôm dè dặt trong thả nuôi vụ mới là điều dễ hiểu.
Còn theo ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (tỉnh Sóc Trăng), tâm lý của người nuôi ở tỉnh này hiện không muốn thả giống tái vụ do dịch bệnh phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg, người nuôi bị thiệt hại nặng nề, thua lỗ và tình trạng nợ nần là phổ biến, trong khi vụ tôm sắp tới chưa biết thuận lợi ra sao, cùng với giãn cách xã hội do dịch bệnh phức tạp thì chưa kết thúc.
Tại diễn đàn, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết từ đầu tháng 7, các cơ sở sản xuất tôm giống chủ động giảm sản lượng 30 - 40% và từ 15/8 lượng tôm giống giảm còn mạnh hơn, thậm chí một số cơ sở ngừng hoạt động do nhu cầu tôm giống ở các địa phương trọng điểm giảm rất nhiều. Do giá tôm thấp, trong khi dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào ngưng hoạt động vì dịch Covid-19, dẫn đến hoạt động thả nuôi tôm cũng đang giảm theo.
“Nếu tình hình này kéo dài thì những tháng cuối năm nay và đầu năm 2022 sản lượng tôm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến sẽ diễn ra tình trạng thiếu hụt”, Ông Luân chia sẻ.
Đề xuất các biện pháp cùng chia sẻ với khó khăn của nông dân ngành sản xuất tôm hiện nay, bà Quách Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho rằng bên cạnh việc có giải pháp hữu hiệu quản lý ổn định giá thức ăn nuôi tôm thì Nhà nước cần sớm xem xét hỗ trợ giảm tiền điện cho người nuôi khoảng 30%, áp dụng từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022. “Đây là cách bù đắp khó khăn cho ngành sản xuất”, bà nói.
Ngành thủy sản gãy đà phục hồi vì làn sóng Covid-19 mới
Ngành thủy sản gãy đà phục hồi vì làn sóng Covid-19 mới
Trong nửa đầu năm nay, ngành thủy sản đã phục hồi mạnh mẽ do nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ và EU quay trở lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản có thể chứng kiến đà sụt giảm mạnh bắt đầu từ tháng 8 cho tới cuối năm nay.
Chìa khóa giúp ngành xây dựng, thủy sản duy trì sản xuất
Các doanh nghiệp ở mỗi ngành, nghề khác nhau cần những giải pháp phù hợp, linh động để duy trì sản xuất.
Chỉ 30% doanh nghiệp thủy sản có thể ‘3 tại chỗ’
Hiện nay chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện ‘3 tại chỗ’ và hoạt động với 30 – 50% số lượng lao động, theo VASEP.
Nguy cơ thủy sản thua lỗ trầm trọng vì thiếu container, phí vận tải ‘trên trời’
VASEP cho biết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đang vấp phải khó khăn rất lớn vì giá cước tàu biển tăng nhanh cùng tình trạng thiếu container kéo dài từ cuối năm ngoái.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực