Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Nghị quyết 198 đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong nỗ lực tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và công bằng hơn cho cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
Chương II của nghị quyết tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó nổi bật là việc cải tổ toàn diện hoạt động thanh tra, kiểm tra, cấp phép, chứng nhận và cạnh tranh, nhằm giảm thiểu gánh nặng hành chính và thúc đẩy tăng trưởng khu vực tư nhân.
Theo quy định mới, mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh chỉ bị thanh tra hoặc kiểm tra không quá một lần mỗi năm. Việc kiểm tra liên ngành cũng không được vượt quá giới hạn này, trừ khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Đáng chú ý, nếu đã được thanh tra theo một nội dung quản lý nhà nước thì sẽ không bị kiểm tra lại trong cùng năm, và ngược lại - nhằm loại bỏ tình trạng "trùng lặp giám sát" vốn bị nhiều doanh nghiệp phản ánh là gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Toàn bộ kế hoạch và kết luận thanh tra, kiểm tra sẽ phải được công khai theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo tính minh bạch. Nghị quyết yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, lợi dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Nghị quyết cũng yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Việc giám sát từ xa trên cơ sở dữ liệu điện tử sẽ được ưu tiên, trong khi hình thức kiểm tra trực tiếp sẽ được hạn chế. Những doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật có thể được miễn kiểm tra thực tế.
Nghị quyết 198 kêu gọi hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường, hướng tới môi trường kinh doanh nhất quán, dễ dự đoán và chi phí tuân thủ thấp.
Một bước tiến đáng chú ý là chuyển mạnh từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo đó, nhiều điều kiện kinh doanh sẽ chỉ cần công bố và kiểm tra sau, thay vì yêu cầu cấp phép ngay từ đầu - trừ những lĩnh vực đặc thù có quy định và thông lệ quốc tế riêng.
Quốc hội khẳng định nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc huy động và sử dụng nguồn lực như vốn, đất đai, công nghệ, lao động và dữ liệu. Điều này nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Nghị quyết nghiêm cấm các hành vi đưa tin sai lệch, nhũng nhiễu, hoặc tiêu cực từ phía cơ quan báo chí, tổ chức hay cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân
Nghị quyết 198 phản ánh cam kết của Quốc hội trong việc cải tổ toàn diện thể chế kinh tế, hạn chế lạm quyền thanh tra, tăng cường tính minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.
50 tàu bay Boeing 737 đầu tiên trong đơn hàng 200 máy bay giữa Vietjet và Boeing vừa được ký chuyển giao cho Vietjet Thái Lan.
Với nền tảng là hai nền kinh tế bổ trợ lẫn nhau, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể làm sâu sắc quan hệ hợp tác tài chính, thương mại trên cơ sở cùng có lợi.
Nếu hệ thống hậu kiểm không đủ mạnh, nhiều đại biểu Quốc hội cảnh báo nguy cơ doanh nghiệp sẽ lợi dụng "kẽ hở" này trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Xã Thành Sơn, Hòa Bình đang “thức giấc” nhờ dòng vốn đầu tư du lịch đổ về, khai thác tiềm năng từng bị lãng quên.
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
Sự kiện khai trương nhà hàng V-Senses Dining tại TP.HCM đã đánh dấu sự ra mắt của một thương hiệu ẩm thực mới mang đậm tinh thần Việt, nguyên bản nhưng đương đại.
Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, CC1 còn coi lĩnh vực điện hạt nhân, metro và phát triển bất động sản là những động lực tăng trưởng.
Khu công nghiệp Cây Trường và Bàu Bàng mở rộng giai đoạn hai nằm trong chiến lược phát triển các khu công nghiệp sinh thái, thông minh thế hệ mới của Becamex IDC.
ĐTK Land Sa Đéc hôm nay chính thức khởi công dự án Rivera Thiên Hoa gần 3ha tại xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.