Tiêu điểm
‘Ngược chiều gió’, số doanh nghiệp ngành điện, nước, gas tăng đột biến 270%
Trong tất cả các ngành, sản xuất phân phối điện, nước, gas với 4,24 nghìn doanh nghiệp thành lập mới là một trong hai ngành duy nhất tăng so với cùng kỳ năm trước với con số ‘đột biến’ 270%.
Theo Tổng cục Thống kê, sụt giảm 13% số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9 chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bên cạnh đó đây cũng là tháng trùng với tháng Bảy âm lịch, người dân có tâm lý hạn chế khởi sự kinh doanh.
Tính chung 9 tháng đầu năm nay, cả nước đã hấp thụ 1.428,5 nghìn tỷ đồng từ tổng số gần 99 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 10,7% về vốn nhưng giảm 3,2% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng số lao động đăng ký trong các doanh nghiệp này đạt 777,9 nghìn lao động, giảm 16,3%.
Do đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới kể từ đầu năm đến nay đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 14,4%.
Nếu tính cả 2.173,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 29,5 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay là gần 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 19%.
Cộng dồn với 34,6 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động (tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước), trung bình mỗi tháng có gần 14,8 nghìn doanh nghiệp tham gia thị trường.
Theo khu vực kinh tế, chín tháng đầu năm nay có 1,95 nghìn doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước; gần 29,7 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 7,8%; có 67,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 8%.
Trong tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động, ngoài ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ còn có ngành sản xuất phân phối điện, nước, gas có số doanh nghiệp thành lập mới tăng với 4,24 nghìn doanh nghiệp, tăng 269,4% so với cùng kỳ năm trước.
Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới giảm như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 32,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2019; xây dựng giảm 2,7%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 17%; kinh doanh bất động sản giảm 19%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 21,5%; giáo dục và đào tạo giảm 14,4%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 12%; nghệ thuật, vui chơi, giải trí giảm 37%.
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn từ đầu năm đến nay đã tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước. Còn số doanh nghiệp chờ giải thể giảm 2,4%.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 12,1 nghìn, tăng 0,1%, trong đó có 10,7 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 1,4%; còn 192 doanh nghiệp có quy mô trên 100 tỷ đồng, tăng 16%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 4,7 nghìn doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.333 doanh nghiệp;
Lĩnh vực xây dựng có 1.008 doanh nghiệp giải thể; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 766 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 650 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 646 doanh nghiệp;
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 696 doanh nghiệp giải thể; vận tải, kho bãi có 485 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 449 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 425 doanh nghiệp.
Ngoài ra, kể từ đầu năm, cả nước còn có 36,5 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp cần tự bào chế 'vắc xin tinh thần' trong đại dịch
Doanh nghiệp lạc quan về tình hình kinh doanh cuối năm
81% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá tình hình quý 4 sẽ ổn định và tốt hơn so với các quý trước đó, trong khi chỉ có 19% doanh nghiệp đánh giá tình hình có thể khó khăn hơn.
6 nguyên tắc vàng để doanh nghiệp đối mặt với khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng diễn ra trong mấy tháng qua khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải tự nhìn nhận và đánh giá lại những giá trị, năng lực cốt lõi, chiến lược và mô hình kinh doanh của mình, từ đó đưa ra các điều chỉnh thích hợp và kế hoạch hành động cụ thể cho giai đoạn hậu Covid-19.
Tìm cơ hội từ EVFTA: Doanh nghiệp cần chủ động
Doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm ra giải pháp tiếp cận với Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) thay vì trông chờ vào phương án hỗ trợ từ chính phủ và các cơ quan liên quan.
'Đất nước phát triền bền vững phải có các doanh nghiệp phát triển bền vững'
Phát triển bền vững trong nhận thức của nhiều doanh nhân giờ đây không chỉ là tăng trưởng về kinh tế mà còn là sự tương tác của cộng đồng doanh nghiệp với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực