Leader talk

Người phụ nữ Việt đầu tiên chinh phục đỉnh Everest: 'Đã mơ phải mơ thật lớn'

Quỳnh Chi Chủ nhật, 13/11/2022 - 10:50

Bên cạnh mơ mộng, Nguyễn Thị Thanh Nhã cực kiên nhẫn và kỷ luật, dám cam kết với ước mơ và nỗ lực hết mình để chinh phục giấc mơ đó.

Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nhã Nguyễn), Giám đốc Kinh doanh và pháp chế của Omvest – Openasia Group, người phụ nữ Việt đầu tiên chinh phục đỉnh Everest. Ảnh: Fb nhân vật

Tính đến tháng 11/2022, đã có tới 310 người "thiệt mạng" trên hành trình chinh phục đỉnh Everest. Con số từ hệ thống cơ sở dữ liệu Himalayan một lần nữa khẳng định nóc nhà thế giới mà ai cũng ao ước được đặt chân đến lại là một tử địa khi nhiều người tử nạn là các tay leo núi kỳ cựu, thậm chí đã chinh phục Everest nhiều lần trước đó.

Cũng chính vì vậy mà thông tin Nguyễn Thị Thanh Nhã (Céline Nhã Nguyễn) chinh phục thành công đỉnh núi Everest vào ngày 16/5/2022 đã thu hút sự chú ý, tự hào và cả thán phục dành cho cô gái Việt. Hành trình này với Thanh Nhã cũng chính là một hành trình chinh phục giấc mơ.

“Mọi giấc mơ đều bắt nguồn từ người biết mơ mộng”, Thanh Nhã, hiện là Giám đốc Kinh doanh và pháp chế của Omvest – Openasia Group nói trong sự kiện "Nơi làm việc tốt nhất 2022" do Anphabe tổ chức. 

Ngồi trên trực thăng trong một chuyến du lịch Nepal cùng gia đình vào 10 năm trước, cô được ngắm đỉnh núi Everest từ trên cao, thấy một hàng người nối dài leo núi. Nhã quay sang nói với mẹ rằng một ngày cô sẽ đặt chân đến Everest.

Céline Nhã Nguyễn: Tôi còn nhiều đỉnh Everest khác phải chinh phục
Thanh Nhã trước Hillary Step

Cô thừa nhận, mục tiêu chinh phục ngọn núi 8.849m tính từ mực nước biển thuộc dãy Himalaya lúc đó rất khó với một người chưa từng có kinh nghiệm leo núi, thậm chí ban đầu cô chỉ nghĩ đến mục tiêu leo đến trạm dừng (Basecamp) Everest ở độ cao 5.300m dù đó cũng là một hành trình kéo dài tới 11 ngày.

Từ một vài hoạt động leo núi với bạn bè khi còn làm việc ở Malaysia, Thanh Nhã lên kế hoạch tập luyện nghiêm túc và leo lên đỉnh của một số ngọn núi ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Năm 2017, lần đầu tiên cô tự đặt chân đến trạm dừng Everest, đánh dấu một chương ý nghĩa của một người leo núi nghiệp dư. Đứng ở dưới trạm nhìn lên, cô thấy bản thân nhỏ bé giữa sự hùng vĩ của thiên nhiên, cô cảm nhận đỉnh núi phía trước còn rất gần. Ngước mắt lên, cô có khát khao mãnh liệt hơn về một ngày chạm đến nóc nhà thế giới.

“Ước mơ đó đáng sợ nhưng tôi nghĩ nếu đã mơ thì hãy mơ cho lớn”, Thanh Nhã chia sẻ.

Trong 5 năm tiếp theo, cô bắt đầu tập luyện chuyên nghiệp hơn để hướng tới mục tiêu này. Cô biết rằng cơ thể của con người đã ở ngưỡng chết khi ở trên đỉnh núi cao gần 9 nghìn mét, chưa kể đường lên đầy rẫy vực băng chết chóc. Cô không thể nghiệp dư như trước đây được.

“Bên cạnh mơ mộng, tôi cực kiên nhẫn và kỷ luật, dám cam kết với ước mơ và hy sinh lớn cho ước mơ”, Nhã chia sẻ.

Trong 5 năm đó, cô tham gia khoá huấn luyện thể lực 3 môn phối hợp được thiết kế riêng. Mỗi ngày, cô đều thức dậy từ 5 giờ sáng để tập trong vòng 3 tiếng, chỉ nghỉ vào ngày Chủ Nhật. Mỗi cuối tuần, cô đều bay sang Singapore để học các kỹ thuật leo núi.

Cô tận dụng tất cả ngày phép hàng năm đi leo các ngọn núi khác trên thế giới để tập luyện cho hành trình chinh phục ước mơ. Cô xác định phải hy sinh thú vui cho giấc mơ đó.

“Nhiều lúc khó khăn tôi muốn bỏ cuộc nhưng nghĩ đến lý do bắt đầu, tôi biết mình phải cố gắng vì nó”, Thanh Nhã cho biết.

Trong một lần thực hành đi qua thác băng có nhiều khe băng, cô đã bị trượt chân và phải chờ đồng đội đến cứu. Điều đó cũng không làm cô nhụt chí, thậm chí còn tập luyện với cường độ gấp nhiều lần người khác. Cô tự nhủ rằng bản thân phải chuẩn bị tốt nhất có thể từ tập luyện, kết bạn và đi leo núi với những người leo núi giỏi nhất thế giới để học hỏi từ họ.

Điều may mắn với Nhã là cô được ban giám đốc tập đoàn thông cảm và ủng hộ khi cô xin nghỉ hai tháng để đi leo đỉnh Everest. Openasia còn phát động phong trào tập luyện thể thao. Một đồng nghiệp thậm chí đã cùng cô bay đến Nepal leo đến Everest Basecamp.

Chia sẻ về hành trình lên đỉnh, cô cho biết, mặc dù là thành tích cá nhân nhưng không ai thành công một mình, phải có đội, có người hướng dẫn… Mọi người cùng đóng góp vào thành công của một cá nhân.

Céline Nhã Nguyễn: Tôi còn nhiều đỉnh Everest khác phải chinh phục 1
Thành công của một cá nhân được làm nên nhờ sự hỗ trợ của tập thể. Ảnh: Fb nhân vật

Từ độ cao gần 9 nghìn mét nhìn xuống dãy người đang leo lên từ phía dưới, Nhã tự hào vì là người đầu tiên trong đoàn 150 người hôm đó bao gồm cả các nhà leo núi chuyên nghiệp cắm lá cờ của Việt Nam và lá cờ của công ty cô đang làm việc. Cô bỏ xa người thứ hai tới tận 1 tiếng đồng hồ.

Với việc leo Everest, lên đến đỉnh không có nghĩa là kết thúc. Khi đã dốc hết tinh thần và sức lực cho mục tiêu, nhiều người đã bị kiệt sức và chết trên đường đi xuống. Nhã cho biết, cứ năm người leo núi thành công sẽ có một người nằm lại trên đường trở về. Thậm chí phải mất rất lâu thì cơ thể của họ mới được mang xuống.

“Cũng vì vậy mà kể cả khi đã lên đỉnh, tôi tự nhủ bản thân phải cố gắng giữ sức để trở về an toàn”, Nhã cho biết.

Khi nhìn lại, người phụ nữ Việt đầu tiên chinh phục đỉnh Everest cho biết, thành công là hành trình vượt lên chính mình chứ không chỉ trọn vẹn khoảnh khắc chiến thắng.

Điều cô hạnh phúc nhất là có thể truyền được cảm hứng cho đồng nghiệp và nhiều người trẻ khi hoàn thành giấc mơ đã theo đuổi suốt 10 năm. Hơn 2 nghìn đồng nghiệp của cô đều bắt đàu tham gia các phong trào tập luyện thể dục thể thao. Mới đây, có 200 đồng nghiệp đã tham gia giải chạy vượt núi (mountain marathon) và mang về 175 huy chương. Có những người chưa bao giờ xỏ giày và đi bộ thì nay đã có thói quen leo hai lần 16 tầng cầu thang để lên văn phòng…

Trong bảy ngọn núi cao nhất ở các châu lục, Nhã đã chinh phục 6/7 ngọn núi, trong đó có Everest là cao nhất thế giới. Năm 2023, cô sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh núi cuối cùng là đỉnh Denali (6.190m - cao nhất Bắc Mỹ) và trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục “Thất Đỉnh” thế giới.

“Trong cuộc sống và trong công việc, còn vô vàn đỉnh Everest khác mà tôi muốn chinh phục”, Thanh Nhã chia sẻ.

Ông Trương Gia Bình: Tôi luôn mơ ước một tương lai Việt Nam rất khác

Ông Trương Gia Bình: Tôi luôn mơ ước một tương lai Việt Nam rất khác

Leader talk -  2 năm
20 năm trước khi Việt Nam chưa từng làm phần mềm, ban lãnh đạo FPT mơ ước rằng trí tuệ Việt Nam sẽ mở mang bờ cõi và ghi dấu ấn trên bản đồ công nghệ thế giới. Thì đến nay, theo ông Trương Gia Bình, Việt Nam có thể coi là "cường quốc" về phần mềm với hơn 1 triệu nhân lực và chỉ đứng sau Ấn Độ.
Ông Trương Gia Bình: Tôi luôn mơ ước một tương lai Việt Nam rất khác

Ông Trương Gia Bình: Tôi luôn mơ ước một tương lai Việt Nam rất khác

Leader talk -  2 năm
20 năm trước khi Việt Nam chưa từng làm phần mềm, ban lãnh đạo FPT mơ ước rằng trí tuệ Việt Nam sẽ mở mang bờ cõi và ghi dấu ấn trên bản đồ công nghệ thế giới. Thì đến nay, theo ông Trương Gia Bình, Việt Nam có thể coi là "cường quốc" về phần mềm với hơn 1 triệu nhân lực và chỉ đứng sau Ấn Độ.
Chinh phục giới siêu giàu

Chinh phục giới siêu giàu

Leader talk -  2 năm

Giới siêu giàu chủ yếu tập hợp những người khác biệt, ưa thích “bơi ngược dòng” và không ngại đi ngược lại với ý kiến đám đông để đạt được thành công.

CEO Vinasamex và những ‘khúc cua’ trên hành trình chinh phục organic

CEO Vinasamex và những ‘khúc cua’ trên hành trình chinh phục organic

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Điều khiến CEO Vinasamex Nguyễn Thị Huyền tự nào nhất sau một thập kỷ khởi nghiệp không phải là những con số về doanh thu, lợi nhuận mà là xây dựng được một thương hiệu có hơi thở, có sứ mệnh và triết lý sống như một con người.

'Doanh nghiệp ở đỉnh cao không có nghĩa sản phẩm xếp số 1'

'Doanh nghiệp ở đỉnh cao không có nghĩa sản phẩm xếp số 1'

Tiêu điểm -  4 năm

Câu chuyện về sự sụp đổ của Nokia hay Kodak đã phần nào khẳng định, ngủ quên trên chiến thắng, bỏ lỡ dù chỉ một nhịp phát triển của của thế giới là doanh nghiệp đã nắm phần thua.

Phụ nữ quản trị doanh nghiệp: Dùng bàn tay sắt hay tình yêu thương?

Phụ nữ quản trị doanh nghiệp: Dùng bàn tay sắt hay tình yêu thương?

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Trong một doanh nghiệp, chỉ quản lý bằng kỷ luật hoặc yêu thương thôi sẽ không mang lại kết quả tốt nhất.

Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt

Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt

Leader talk -  1 ngày

Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.

PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68

PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68

Leader talk -  2 ngày

Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.

Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án

Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án

Leader talk -  6 ngày

Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.

Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân

Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân

Leader talk -  1 tuần

Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.

Chủ tịch ThaiBinh Seed chỉ rõ 4 nút thắt kìm hãm nông nghiệp

Chủ tịch ThaiBinh Seed chỉ rõ 4 nút thắt kìm hãm nông nghiệp

Leader talk -  1 tuần

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam Trần Mạnh Báo mong muốn Chính phủ sớm xây dựng cơ chế riêng cho phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo.

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  47 phút

Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Nhịp cầu kinh doanh -  48 phút

Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  1 giờ

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Tiêu điểm -  1 giờ

Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Tiêu điểm -  1 giờ

Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.