Tiêu điểm
'Nguồn nhân lực phải thay đổi về chất'
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong tương lai, con người sẽ chỉ tham gia vào việc giám sát, điều hành hệ thống sản xuất và các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức mà máy móc không thể thay thế được.

Phát biểu tại Hội nghị khoa học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng 4.0, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến tất cả các bộ ngành, lĩnh vực; việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là vấn đề sớm được đặt ra trong định hướng của Đảng và tổ chức triển khai của Chính phủ.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng phát triển trong giai đoạn tới, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần được xem xét, đánh giá toàn diện với nhiều yêu cầu và thách thức mới đặt ra cho các cơ sở đào tạo.
Thứ nhất là sức ép từ quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện mô hình tăng trưởng từ chiều rộng, chủ yếu dựa vào việc gia tăng đầu tư, khai thác lợi thế về tài nguyên, nhân công giá rẻ sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu với động lực chính là việc tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của các ngành kinh tế.
Cùng với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bộ trưởng cho rằng các ngành, lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế cũng đang diễn ra quá trình tái cơ cấu hết sức mạnh mẽ theo hướng dịch chuyển từ những ngành thâm dụng tài nguyên, lao động giản đơn, từ các dây chuyền gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp sang các ngành có giá hàm lượng tri thức, khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Thêm vào đó, xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ và sự đóng góp ngày càng tăng của các dự án khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực khiến nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng cao, có khả năng thích nghi, tính chủ động, sáng tạo là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng những điều chỉnh có tính chiến lược của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai là áp lực từ sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó tâm điểm là sự hình thành của các nhà máy thông minh, nhà máy số.
Trong các nhà máy đó không còn công nhân lao động với thao tác đơn giản trên các dây chuyền sản xuất gia công, lắp ráp mà thay vào đó là các robot tiên tiến và máy móc điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo. Con người lúc này sẽ chỉ tham gia vào việc giám sát, điều hành hệ thống sản xuất và các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức mà máy móc không thể thay thế được.
Thứ ba là tác động từ việc Việt Nam đã và đang ký kết, gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới. Sự dịch chuyển của các trung tâm sản xuất quy mô khu vực và toàn cầu, dịch chuyển của dòng vốn đầu tư và công nghệ sau khi Việt Nam ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại tự do dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực có sự thay đổi về chất.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, bên cạnh những thay đổi về thương mại và đầu tư, quá trình hội nhập cũng sẽ hình thành và phát triển những thị trường lao động có tính chất khu vực và toàn cầu. Nhân lực chất lượng cao đang được nói đến sẽ không chỉ đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn trong nước mà sẽ cần phải tính tới những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nước ngoài.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là rất mạnh mẽ và sâu rộng. Chính phủ đã có chỉ đạo cho các bộ ngành trong đó có Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì và nghiên cứu đề án về việc Việt Nam tiếp cận với công nghệ 4.0, khai thác những cơ hội và tiềm năng cũng như đối phó với những tác động của nó.
Tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 16 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó nêu rất rõ những yêu cầu, định hướng, nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị liên quan trong hệ thống chính trị, có biện pháp mang tính chiến lược dài hạn và ngắn hạn để khai thác những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Những thách thức sống còn của ngành nhân sự thời cách mạng 4.0
'Cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm tiêu cực, lợi ích nhóm'
Các chính sách nhà nước phải công khai minh bạch và công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế, cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước để giảm thiểu tiêu cực, lợi ích nhóm, giảm thiểu các “doanh nghiệp quan hệ”, Chủ tịch Công ty May Sơn Việt Hà Xuân Anh chia sẻ với TheLEADER.
GS.TS Nguyễn Đức Khương: ‘Công nghệ và tri thức là mấu chốt của nền kinh tế 4.0'
Theo ông Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, công nghệ và tri thức là điểm mấu chốt trong cuộc cách mạnh công nghệ lần thứ tư, giúp nhiều doanh nghiệp mới đạt được tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn và trở thành những người khổng lồ.
Nhà quản trị phải chủ động thay đổi bản thân mình trong thời đại 4.0
Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại.
Tư duy của nhiều cơ quan, doanh nghiệp còn cách quá xa kỷ nguyên 4.0
Theo ông Đinh Việt Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc Gia Việt Nam, thế giới đã bước sang kỷ nguyên 4.0 nhưng tư duy của chúng ta thậm chí vẫn còn chưa bước vào kỷ nguyên 1.0.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.