Phát triển bền vững

Nguồn thu mới từ ‘tận dụng’

Phạm Sơn Thứ năm, 23/11/2023 - 21:32

Thu hồi để tái chế, tái sử dụng các chất thải, phụ phẩm hay năng lượng dư thừa sau sản xuất không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra nguồn thu mới cho doanh nghiệp.

Nhiều giải pháp tận dụng nhiệt lượng dư thừa đã được triển khai tại nhà máy của Thép Hòa Phát. Ảnh: Hoàng Anh

CO2 là khí thải phổ biến gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chất này cũng có thể được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp.

Ông Lưu Bách Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, cho biết, tính riêng miền Bắc, mỗi tháng nhu cầu CO2 rơi vào khoảng 20 nghìn mét khối. Do đó, doanh nghiệp này đã ứng dụng công nghệ để hóa lỏng khí CO2 và đem bán cho các đơn vị khác.

Một loại khí thải carbon khác là CO, sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu trong điều kiện yếm khí. Loại khí thải này rất độc hại nhưng bản chất là sản phẩm đốt cháy chưa triệt để, do đó được Hóa chất Đức Giang tận dụng để tiếp tục đốt trong các lò nhiệt.

Với sáng kiến này, trong năm vừa qua, Hóa chất Đức Giang tiết kiệm được khoảng 90 nghìn tấn than. Với đơn giá khoảng 3 triệu đồng mỗi tấn than, Hóa chất Đức Giang tiết kiệm được một khoản chi phí nhiên liệu khổng lồ, lại hạn chế xả khí độc hại ra môi trường.

Một loại phụ phẩm khác là tro xỉ từ lò phốt pho, với những thành phần kim loại rất phù hợp để làm phụ gia cho ngành xi măng, cũng được Hóa chất Đức Giang thu hồi và bán lại cho những đối tác có nhu cầu.

Cùng chung ý tưởng “tận dụng những gì còn thừa”, một nhà sản xuất công nghiệp khác là Tập đoàn Hòa Phát đang triển khai những giải pháp để tối ưu hóa nhiệt lượng sinh ra từ quá trình luyện thép.

Ông Nguyễn Đức Duyến, Phó giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, cho biết, nhiệt lượng sinh ra từ quá trình sản xuất than cốc cũng như khí thải từ luyện gang, luyện thép được doanh nghiệp này thu hồi để phục vụ cho phát điện. Sự “tận dụng” đó giúp Hòa Phát tự chủ được 80% nhu cầu điện trong khu liên hợp sản xuất.

Bên cạnh đó, một số giải pháp cũng được ông lớn ngành thép này triển khai, có thể kể đến như công nghệ tua bin thu hồi năng lượng gió lò cao được vận hành bằng áp lực khí từ lò cao, hoặc giải pháp đúc – cán liên tục để tận dụng nhiệt từ phôi thép còn nóng.

Động lực cho sự chuyển đổi

Những thực hành tốt từ Thép Hòa Phát và Hóa chất Đức Giang là minh chứng cho thấy cơ hội lớn từ chuyển đổi xanh mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng.

Bên cạnh đem lại nguồn thu mới, ông Đạt cho biết, thực hành bền vững còn là cách để nâng cao uy tín cho sản phẩm của doanh nghiệp, bởi lẽ “doanh nghiệp phát triển bền vững theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh thì sản phẩm sẽ càng được tin tưởng”.

Mặt khác, chuyển đổi xanh cũng là yêu cầu từ phía nhà đầu tư nước ngoài cũng như tuân thủ các quy định, cam kết của Chính phủ. Do đó, chủ động thực hành phát triển bền vững là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Ông Đạt gợi ý, doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hành kinh tế tuần hoàn từ việc thay đổi tư duy “coi rác thải không phải là rác mà là tài nguyên”, từ đó có thể nghĩ ra nhiều biện pháp nhằm tận dụng lại phế phẩm, tạo ra nguồn thu mới. Các đơn vị gặp khó khăn có thể tìm đến những đơn vị tư vấn về ESG để được hỗ trợ tìm ra giải pháp.

Đồng quan điểm, ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững Nhựa tái chế Duy Tân, nhắn gửi, cộng đồng doanh nghiệp hãy coi triển khai phát triển bền vững là một khoản đầu tư lâu dài chứ không phải là tiêu tốn chi phí.

“Đầu tư máy móc mới có thể tốn nhiều tiền hơn nhưng sẽ tiết kiệm được năng lượng, tinh gọn sản xuất, tác động tích cực về dài hạn”, ông Lê Anh khẳng định.

Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế

Điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế

Phát triển bền vững -  1 năm

Bên cạnh “động cơ đẩy” là chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), ngành công nghiệp tái chế cần thêm “động cơ kéo” là chính sách quy định về thị trường tái chế để thực sự phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Tái chế vẫn khó đủ đường

Tái chế vẫn khó đủ đường

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngành công nghiệp tái chế đang mở ra nhiều cơ hội mới nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại đang khó tận dụng được cơ hội, dẫn đến nguy cơ “mất sân chơi” ngay trên chính sân nhà.

3 hiểu nhầm về kinh tế tuần hoàn

3 hiểu nhầm về kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), khẳng định, kinh tế tuần hoàn không phải là trào lưu “sớm nở tối tàn” mà sẽ trở thành định hướng đầu tư bài bản của các doanh nghiệp lớn cũng như startup.

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Phát triển bền vững -  1 năm

Coi tái chế là giải pháp thay thế cho chôn lấp hoặc đốt rác mà không có sự thay đổi ở khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng là cách tiếp cận của nền kinh tế tuyến tính, về lâu dài sẽ dẫn đến sự quá tải và cuối cùng là thất bại trong việc hướng đến kinh tế tuần hoàn.

Tập đoàn TH bàn về vai trò nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Tập đoàn TH bàn về vai trò nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An đã cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới.

Kỳ vọng hàng tỷ USD từ KKR đầu tư vào Việt Nam

Kỳ vọng hàng tỷ USD từ KKR đầu tư vào Việt Nam

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Quỹ KKR đã rót hơn 2 tỷ USD vào Việt Nam thông qua các khoản đầu tư vào các tập đoàn ở nhiều lĩnh vực quan trọng như tiêu dùng, y tế, bất động sản.

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội mới và nghịch lý cần tháo gỡ

Leader talk -  12 giờ

Dù vẫn còn hạn chế nhưng với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và sự điều tiết hiệu quả từ Nhà nước, thị trường bất động sảnh hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025.

24 công ty Hàn Quốc tham gia phát triển đô thị mới Bắc Ninh

24 công ty Hàn Quốc tham gia phát triển đô thị mới Bắc Ninh

Bất động sản -  14 giờ

Dự án Thành phố mới Đông Nam ở Bắc Ninh được phát triển theo mô hình K-City của Hàn Quốc.

Dự án căn hộ sở hữu 3 hầm đỗ xe thông minh hiếm có ở Hà Nội

Dự án căn hộ sở hữu 3 hầm đỗ xe thông minh hiếm có ở Hà Nội

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Hà Nội “khát” điểm đỗ xe, cư dân nhiều khu vực phải gửi xe vào các bãi đỗ tạm bợ, thậm chí tràn vỉa hè. Chính vì thế, những dự án có hạ tầng nội khu tốt, đặc biệt cung cấp hầm đỗ xe thông minh quy mô như Hanoi Melody Residences cực kỳ nổi bật trên bản đồ các dự án mới.

Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội

Dòng tiền cuối năm có xu hướng chảy mạnh về các tỉnh ven Hà Nội

Bất động sản -  15 giờ

Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là “toạ độ vàng”.

VinFast hợp tác với 7 hãng bảo hiểm

VinFast hợp tác với 7 hãng bảo hiểm

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

VinFast cùng PVI, Bảo Việt, BIC, VBI, PTI, BSH và VNI đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt phương án bảo hiểm cho khách hàng.