Tiêu điểm
Nguy cơ nghẽn chuỗi cung ứng vì đợt Covid-19 mới
Trong khi phương Tây đang dần mở cửa, phần lớn châu Á đang tiếp tục ứng phó với vi rút, từ đó đẩy thế giới vào nguy cơ nghẽn nguồn cung ngày càng tăng trong những tháng tới.
Trong năm qua, hầu hết các nước châu Á đã kiểm soát được vi rút Covid-19 với hiệu quả đáng ngưỡng mộ. Các nhà sản xuất trong khu vực ban đầu đã gặp khó khăn khi lệnh phong toả được áp dụng, nhưng các hoạt động nhanh chóng được khôi phục trong khi ở những nơi khác, điều này vẫn còn bị hạn chế.
Do đó, khu vực này có thể cung cấp hàng hóa mà thế giới cần, thúc đẩy xuất khẩu lên mức cao chưa từng có, ông Frederic Neumann, kinh tế trưởng khối Nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC nhận định.
Các ngân hàng trung ương cho đến các nhà đầu tư dường như đều cho rằng gián đoạn trong nguồn cung ứng toàn cầu sẽ sớm giảm nhiệt. Phương Tây nhìn chung đang khôi phục hoạt động, nhu cầu đối với hàng hóa liên quan đến đại dịch sẽ giảm bớt và chuyển sang nhu cầu về dịch vụ.
“Điều đó có vẻ hợp lý. Nhưng sẽ có một số vấn đề phức tạp”, vị chuyên gia của HSBC đánh giá.
Thứ nhất, mất bao lâu để nhu cầu hàng hóa sẽ trở lại bình thường. Chắc chắn, các nền kinh tế ở phương Tây đang mở cửa trở lại, mang lại lợi ích cho các ngành dịch vụ, nhưng doanh số bán hàng hóa cũng vẫn tăng nhanh, đặc biệt là ở Mỹ khi gói kích thích kinh tế lớn đang thúc đẩy hoạt động mua của người tiêu dùng.
Việc điều chỉnh lại chi tiêu cho dịch vụ và hàng hóa của các hộ gia đình Mỹ sẽ kiềm chế được nhu cầu hàng hóa, nhưng điều này có thể sẽ chỉ diễn ra trong vài tháng nữa.
Thêm vào đó, hàng bán lẻ tồn kho sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục so với doanh số bán hàng trong tháng trước. Điều này cho thấy rằng một chu kỳ trữ hàng mạnh mẽ sẽ diễn ra, thậm chí ngay cả khi người tiêu dùng điều tiết việc mua hàng.
Về phía sản xuất, ông Frederic Neumann đánh giá việc tái dự trữ kho hàng có thể thúc đẩy chu kỳ sản xuất trong tối đa ba quý nữa. Với sự thiếu hụt hàng hóa đã xảy ra ở nhiều doanh nghiệp trong năm qua, có lý do để tin rằng họ sẽ muốn bổ sung thêm một lượng hàng dự trữ trong khoảng thời gian này.

Vấn đề phức tạp thứ hai liên quan đến chuỗi cung ứng của châu Á. Những chuỗi cung ứng này đã có sự ổn định đáng kể, nếu không tính đến vấn đề căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng như dịch bệnh trong những năm qua.
Tuy vậy, trong ngắn hạn, có nguy cơ hệ thống sản xuất của khu vực có thể không hoạt động trơn tru như mong muốn với thách thức lớn nhất là vi rút.
Không kể Ấn Độ, các ca lây nhiễm hàng ngày ở châu Á hiện đang gần chạm mức cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Tại Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan – tất cả bánh răng quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực – những đợt bùng phát gần đây đã khiến các quy định về giãn cách xã hội được thắt chặt.
Theo thời gian, các chính phủ đã tìm được cách điều tiết các biện pháp thắt chặt này một cách hiệu quả sao cho không ảnh hưởng quá mức vào các hoạt động sản xuất quan trọng. Hoạt động kinh doanh đã được điều chỉnh rất nhiều, trở nên ổn định hơn và duy trì sản xuất tốt hơn.
Tuy vậy, ngay cả khi tác động của các biện pháp hạn chế khác nhau không còn rõ rệt như cách đây một năm, các biện pháp này vẫn có thể là lực cản đối với hoạt động sản xuất, từ giảm giờ làm và nhân công cho đến làm chậm các hoạt động hậu cần, kho bãi hơn.
Những lực cản này thậm có còn có thể lớn hơn khi nhiều nhà máy ở châu Á vẫn thuê mướn số lượng công nhân tương đối cao, chủ yếu là cho các khu vực lắp ráp ít được tự động hóa hơn so với các nền kinh tế tiên tiến.
Tại Việt Nam, Bắc Ninh – một trung tâm sản xuất lớn – gần đây đã áp dụng lệnh phong tỏa. Các công nhân ngủ lại ngay tại nhà máy nhằm giảm bớt sự lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong khi đó, Malaysia áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài hai tuần. Ở Thái Lan, một cơ sở chế biến thịt lớn, vốn là một nhà xuất khẩu quan trọng, đã phải đóng cửa sau khi bùng phát dịch bệnh giữa các công nhân. Ở Đài Loan, việc đi lại đã bị hạn chế nghiêm trọng. Và danh sách các lệnh hạn chế tại các thị trường khác vẫn còn tiếp tục.
Ông Frederic Neumann lưu ý rằng các vấn đề này rất dễ bị bỏ qua nếu chỉ coi là các biện pháp riêng lẻ, hầu như không tác động đến sản lượng sản xuất.
Tuy nhiên, với sự lỏng lẻo hiện đang tồn tại trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngay cả chỉ một sự suy giảm không đáng kể trong sản xuất hoặc vận chuyển cũng có thể tạo ra những tác động lan xa và rộng.
Một điều dễ dàng nhận thấy là những thị trường này là bánh răng thứ cấp trong hệ thống sản xuất toàn cầu, bên cạnh những gã khổng lồ như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Hàn Quốc. Khi các bánh răng thứ cấp mắc kẹt, toàn bộ động cơ sẽ nổ tung.
Ngoài ra, một vài vấn đề khác cũng gia tăng khó khăn lên chuỗi cung ứng. Ở miền Nam Trung Quốc, chủ yếu là tỉnh Quảng Đông, tình trạng thiếu điện đã xuất hiện do đợt nắng nóng gay gắt. Đài Loan cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu điện cũng như thiếu nước.
Sự gia tăng các ca lây nhiễm hiện nay cuối cùng sẽ bị dập tắt nhờ vắc xin. Và lịch trình giao nhận vắc xin cho thấy tình hình có thể được cải thiện đáng kể từ cuối quý III năm nay.
“Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới vật lộn với tình trạng thiếu hụt tất cả loại hàng hóa, đường đi tới, kết quả cải thiện kia dường như vẫn còn dài”, ông Frederic Neumann nhấn mạnh.
Cơ hội cho Trung Quốc từ đợt bùng dịch mới tại Việt Nam, Ấn Độ
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.