Leader talk
Nhà thầu Việt có thể thay thế Trung Quốc trên thị trường xây dựng thế giới
Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho rằng, các nhà thầu xây dựng Việt Nam đang có cơ hội lớn bước ra nước ngoài, thay thế nhà thầu Trung Quốc.
Chia sẻ về những nỗ lực để vượt bão Covid-19, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình cho biết, đại dịch khiến cộng đồng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cửa hàng đóng cửa, nhiều tập đoàn hàng đầu các lĩnh vực cũng lỗ nặng, kéo dài dịch thêm một năm nữa chưa biết hậu quả thế nào. Đây là vết thương tựa như vết nứt khi đổ bê tông vậy, nếu vết nứt đến mức nào đó sẽ khiến mảng bê tông vỡ vụn.
Theo ông Hải, phải nhìn khách quan để nghiên cứu dưới góc độ toàn cầu một cách chính xác, đúng đắn thì sự vận hành của hệ thống chính trị, doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được các yêu cầu, vượt qua khủng hoảng và phát triển trước sức ép đại dịch.
Khủng hoảng do dịch bệnh lần này là một nguy cơ không chỉ cảm nhận bằng logic thông thường, ban đầu đòi hỏi sự chung tay nhưng nếu xung đột giữa các cường quốc mạnh hơn, chiến tranh là nguy cơ lớn, tiên đoán bi quan là có cơ sở.
"Việt Nam là quốc gia bị nhiều thiệt hại lớn do chiến tranh, có vị trí địa lý khá đặc biệt, giữa nguy cơ chiến tranh bởi sự đối đầu của 2 thế lực lớn thế giới, phải nghĩ rất nghiêm túc, nếu chiến tranh xảy ra thì các nỗ lực của chúng ta đều vô nghĩa", ông Hải bộc bạch tại lễ kỷ niệm 4 năm chương trình Cafe Doanh nhân do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) tổ chức.
Chia sẻ về thực tế doanh nghiệp mình, ông Hải cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến ngành xây dựng. Khách hàng của Hoà Bình là ngành bất động sản, trong mấy tháng đầu năm, hợp đồng mới chỉ bằng 50% so với năm trước, doanh thu một quý chỉ bằng một nửa so với trước.
Trước thực trạng này, tập đoàn chủ trương cắt giảm bớt chi phí, không sa thải nhân viên với điều kiện họ là nhân tố tích cực (chỉ giảm 20% nhân viên), giảm từ 8 - 12 giờ làm xuống còn 6 giờ/ngày, bảo đảm đời sống cho cán bộ nhân viên.
Bên cạnh đó là tái cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng hệ thống online, phân chia 5.000 loại công trình khác nhau để phối hợp nhịp nhàng, song song đào tạo cho lực lượng cán bộ dư thừa về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng mềm; thực hiện giảm tiền thưởng chứ không giảm lương.
Bằng sự nỗ lực chung cùng các giải pháp hợp lý, hai quý đầu năm 2020 tập đoàn vẫn có một chút lợi nhuận chứ không bị âm.
Bàn về tương lại của ngành xây dựng trước khủng hoảng đại dịch, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình vẫn tỏ ra lạc quan, đặc biệt là chiến lược mở rộng hoạt động ra toàn cầu, thay thế các nhà thầu Trung Quốc.
Ở trong nước, hiện nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế bị ảnh hưởng do dịch, nhiều thủ tục được giảm bớt, do đó, ngành xây dựng có nhiều cơ hội phát triển.
Đối với thị trường thế giới, theo ông Hải, các nhà thầu xây dựng Việt Nam có cơ hội lớn bước ra nước ngoài, thay thế nhà thầu Trung Quốc. Thứ nhất, do dịch bệnh, các nhà thầu Trung Quốc cũng không thể huy động nhân lực để trở lại công trường vào lúc này. Thứ hai, các nước cũng rất sợ các nhà thầu Trung Quốc, lấy thế nước lớn can thiệp vào các hoạt động kinh doanh.
Nhìn nhận về cơ hội cho ngành xây dựng, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, muốn đi xa thì đi cùng nhau, cơ hội đi xa thấy rất rõ. Thị trường xây dựng thế giới lớn hơn Việt Nam nhiều ngàn lần. Ở Việt Nam, chi phí xây dựng một căn hộ chỉ khoảng 500 USD/m2, thấp hơn ở nước ngoài rất nhiều. Ví dụ như Canada, Mỹ, Úc, giá tối thiểu là 1.500 USD/m2. Nếu nhà thầu Việt Nam biết khai thác có thể hạ giá thành ở nước ngoài, thay thế nhà thầu Trung Quốc.
Trong khi đó, sản phẩm xây dựng của các nhà thầu Việt Nam cao hơn nhiều lần so với nhiều nước vì lợi thế đi sau, công nghệ hiện đại hơn. Nếu có năng lực tổng thầu thì sẽ tạo phản ứng dây chuyền, tạo thành chiến lược quốc gia trong ngành (đầu tư bất động sản, dịch vụ thi công, nhà thầu phụ, trang thiết bị nội ngoại thất, thi công…) và ngoài ngành, kéo theo cả sự phát triển của ngân hàng, quỹ đầu tư, bảo hiểm, logistics...
Muốn hiện thực hoá chiến lược tấn công ra nước ngoài, cần có sự hợp lực từ doanh nghiệp đến Chính phủ, mục tiêu đưa xây dựng thành chiến lược quốc gia, đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là hoàn toàn có thể.
Đặc biệt, cơ cấu dân số vàng là điều kiện rất cơ bản, quan trọng để Việt Nam trở thành cường quốc. Tuy nhiên, thời gian của cơ cấu vàng này chỉ còn 14 năm nữa. Năm nay tỷ lệ người phụ thuộc đang thấp nhất, thập kỷ tới là khoảng thời gian hết sức quý giá, đó là thập kỷ vàng, là trang sử mới để ngành xây dựng đóng góp cho quốc gia.
Doanh nhân Lê Viết Hải: Chất thép ẩn sâu
Tập đoàn Hưng Thịnh thắng lớn loạt giải thưởng doanh nghiệp, doanh nhân TP. HCM tiêu biểu 2020
Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam lần thứ 16 và tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân TP. HCM tiêu biểu năm 2020, Tập đoàn Hưng Thịnh đã được vinh danh ở 3 hạng mục giải thưởng lớn nhờ những bứt phá, chuyển đổi sáng tạo trong kinh doanh.
Hưng Thịnh Land tăng trưởng mạnh quy mô sau tái cấu trúc
Hưng Thịnh Land ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô vốn và tài sản sau khi công bố chiến lược tái cấu trúc của Tập đoàn Hưng Thịnh.
Hòa Bình trúng thầu 4 dự án mới trị giá hơn 1.000 tỷ đồng
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa trúng thầu thêm 4 dự án mới tại Quảng Ninh và Hà Nội, mỗi nơi 2 dự án với tổng giá trị 1.075 tỷ đồng.
Tập đoàn xây dựng Hòa Bình có tổng giám đốc 9x
Ông Lê Viết Hiếu chính thức được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình thay cho ông Lê Viết Hải.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.