Phát triển bền vững

Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam

Kiều Mai Thứ ba, 23/07/2019 - 10:28

Trung Quốc và nhà thầu Trung Quốc đang cho thấy sự tham gia mạnh mẽ vào ngành nhiệt điện than của Việt Nam nhưng tạo ra không ít hậu quả cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn từ phía cơ quan quản lý.

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 từng vi phạm hàng loạt quy định liên quan đến môi trường. Ảnh: icon

Số liệu từ GreenID cho biết, trong số nguồn tài chính đã huy động để phát triển nhiệt điện than lũy kế đến 2017, một nửa đến từ nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư của chủ dự án nước ngoài và vốn vay từ các tổ chức tài chính nước ngoài.

Trong số đó, các ngân hàng của Trung Quốc áp đảo cả về số lượng lẫn giá trị cho vay. Phân loại theo quốc gia cung cấp tài chính cho nhiệt điện than ở Việt Nam, Trung Quốc giữ vị trí số 1 với tỷ trọng 50%.

Theo báo cáo của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), Việt Nam là nước thứ hai sau Bangladesh về công suất nhiệt điện than được cam kết đầu tư từ Trung Quốc (13.380MW) và xếp thứ tư về tổng giá trị với 3,6 tỷ USD tính đến tháng 7/2018.

Hầu hết các dự án đã được thúc đẩy phát triển với 4.800MW đang trong quá trình xây dựng và 3.000MW khác được cấp phép. 42% số công suất còn lại đã được Trung Quốc cam kết tài trợ.

IEEFA trong báo cáo lưu ý rằng, rất ít dự án đề xuất tại Việt Nam liên quan đến sở hữu chung mà thay vào đó là Hợp đồng Thiết kế – Cung ứng vật tư, thiết bị – Xây dựng (viết tắt theo tiếng anh là Hợp đồng EPC) hoặc Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Theo dữ liệu tổng hợp của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố mới đây, Trung Quốc tiếp tục cho thấy sự tham gia mạnh mẽ vào điện than Việt Nam khi đều xếp vị trí đầu bảng theo số nhà máy phân theo quốc gia của tổng thầu hoặc giá trị hợp đồng EPC theo quốc gia.

Các nhà thầu Trung Quốc tham gia nhiều dự án nhiệt điện tại Việt Nam với giá trị gói thầu lên tới hàng tỷ USD như dự án Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2, Hải Dương, Kiên Lương hay Duyên Hải 2, Duyên Hải 3.

Một số vấn đề chính liên quan đến nhà thầu Trung Quốc bao gồm chậm tiến độ, vấn đề kỹ thuật và tác động đến môi trường.

TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR lấy ví dụ về nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 và Hải Dương.

Trong khi nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có tổng thầu của Hàn Quốc hoàn thành thi công tổ máy sớm hơn thời điểm dự kiến ban đầu thì nhà máy nhiệt điện Hải Dương có tổng thầu Trung Quốc liên tục gia hạn đối với việc đáp ứng các yêu cầu tài chính.

Tháng 3/2016, nhà máy được khởi công và dự kiến hoàn thành vào quý IV cùng năm nhưng đến tháng 7/2018 mới chỉ hoàn thành 30% tiến độ công việc.

Về vấn đề kỹ thuật, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả với đơn vị thi công là các doanh nghiệp của Trung Quốc đã xảy ra không ít sự cố như cánh quạt của tổ máy phát điện bị hỏng khiến nhà máy phải dừng hoạt động hay cháy nổ ở phòng ắc quy.

Ngoài ra, các dự án liên quan đến Trung Quốc còn có các phản ánh về vấn đề môi trường như nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2.

Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam
TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR

Ông Thành cho biết, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xây dựng gần khu dân cư khiến khí thải từ ống khói trực tiếp xả ra môi trường đã gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Nhà máy này còn vi phạm hàng loạt quy định khác như không thực hiện biện pháp che phủ bụi than đúng tiêu chuẩn, vận chuyển chất thải không đúng quy trình và thiếu bạt che, xả thải trái phép, vận hành hệ thống xử lý nước thải sai quy định.

Năm 2014, nhà máy này đã bị xử lý vi phạm về môi trường.

Đối với nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, các cam kết về môi trường cũng không được cải thiện khi vi phạm về xả thải trước khi được cấp phép, chỉ số khí thải vượt ngưỡng cam kết, hệ thống máy vận hành phát sinh tro xỉ từ tháng 4/2018 nhưng đến 12/2018 chủ đầu tư mới hoàn thành và phê duyệt đề án xử lý tro xỉ.

Ông Phạm Sỹ Thành nhận định, ngoài các nguyên nhân chủ quan với sự vô trách nhiệm từ phía các nhà máy, tổng thầu, chủ đầu tư, còn có cả các nguyên nhân khách quan đến từ các cơ quan quản lý như thiếu quy hoạch về xử lý và quản lý chất thải đồng bộ với quy hoạch phát triển điện than; mật độ xây dựng cao, sát khu vực dân cư sinh sống hay công nghệ xử lý chất thải còn hạn chế.

Sự xuất hiện của các nhà thầu Trung Quốc tại những dự án nhiệt điện của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đầu tư ngày càng nhiều hơn từ thị trường này.

Chia sẻ tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cho rằng cần có sự tỉnh táo, công bằng khi đánh giá về mối quan hệ kinh tế với nhà đầu tư Trung Quốc.

Ông nhận định trong điều kiện Trung Quốc vẫn còn chuyển đổi công nghệ sản xuất thì sẽ có xu hướng đẩy công nghệ cũ ra nước ngoài và nước nào cũng có xu hướng như thế.

“Quan trọng nhất là lỗi của chúng ta chứ không phải Trung Quốc. Quyền lựa chọn dự án đầu tư là của chúng ta, quyền lựa chọn nhà thầu và công nghệ là của chúng ta. Khi vay vốn thì không phải vay vốn trong bất cứ điều kiện nào, phải đưa ra điều kiện, giám sát thật chặt”.

Ông Tuyển cho rằng Trung Quốc sẽ càng ngày càng đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. “Do đó, cần năng cao năng lực, ý thức trách nhiệm để lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư”. 

Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Quốc tế -  5 năm
Chi phí lớn trong bối cảnh Malaysia đang phải chịu gánh nặng nợ cộng với việc triển khai chậm đã khiến quốc gia này dừng một loạt dự án đắt đỏ với Trung Quốc.
Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Quốc tế -  5 năm
Chi phí lớn trong bối cảnh Malaysia đang phải chịu gánh nặng nợ cộng với việc triển khai chậm đã khiến quốc gia này dừng một loạt dự án đắt đỏ với Trung Quốc.
5 ngân hàng cho dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng vay 5.400 tỷ đồng

5 ngân hàng cho dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng vay 5.400 tỷ đồng

Tài chính -  7 năm

Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng có tổng đầu tư 23.000 tỷ đồng và dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2019

Vụ nhận chìm bùn thải: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 'trần tình'

Vụ nhận chìm bùn thải: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 'trần tình'

Tiêu điểm -  7 năm

Ông Phan Ngọc Cẩm Thành, Phó tổng giám đốc công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 (Nhiệt điện Vĩnh Tân 1) trao đổi với VietNamNet về dự án đổ gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  10 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  12 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  12 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.