Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn bằng ứng dụng di động
Dựa trên triết lý về kinh tế tuần hoàn, nhiều đơn vị đã triển khai giải pháp ứng dụng kỹ thuật số để thu gom, phân loại rác ngay trên các thiết bị thông minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan.
Sau 3 năm triển khai, dự án "Nhân rộng mô hình cộng đồng quản lý chất thải sinh hoạt và nhựa" do UNDP và Đại sứ quán Na Uy phối hợp thực hiện đã xây dựng thành công 5 mô hình kinh tế tuần hoàn quy mô nhỏ cho 5 địa phương là Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận, và Bình Dương.
Trong đó, với mỗi địa phương, dự án thiết lập những giải pháp phù hợp cho từng điều kiện cụ thể. Điển hình như tại Quảng Ninh, dự án tổ chức các buổi tập huấn cho các đối tượng bao gồm các hộ gia đình, các thành viên tàu cá, nhân viên trong doanh nghiệp, học sinh sinh viên và thành viên chi hội thu mua ve chai.
Kết quả, hơn 100 tàu du lịch tại Vịnh Hạ Long đã cam kết không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Cộng đồng quản lý phân loại, thu gom và xử lý rác nhựa vùng ven biển Vịnh Hạ Long cũng được thiết lập.
Bên cạnh đó, dự án cũng quan tâm đến khu vực phi chính thức thông qua hỗ trợ xe đạp, giày, quần áo bảo hộ, hỗ trợ vay vốn cho những người hành nghề ve chai, đồng nát.
Tại Bình Thuận, các tàu cá cũng là đối tượng chính được hướng đến để giảm rác thải ra đại dương. Dự án thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho tàu cá tại cảng Phan Thiết, cảng Liên Hương, bến cá Hà Phong và tàu du lịch Hòn Cau.
Sáng kiến kinh tế tuần hoàn nâng cao sinh kế cho lao động phi chính thức
Tại Đà Nẵng, dự án xây dựng mô hình quản lý rác thải tổng hợp, tối ưu hóa hoạt động phân loại và tái chế rác thải ngay tại nguồn trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.
Tại Bình Định, khu vực ven biển thuộc Vịnh Quy Nhơn, dự án xây dựng mô hình cộng đồng, thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn. Tại Bình Dương, dự án tổng hợp nguồn lực xã hội để giảm thiểu rác thải địa bàn thành phố Dĩ An.
Kết quả bước đầu cho thấy các mô hình tuy còn gặp một số vướng mắc nhưng đã chứng minh được phần nào tính hiệu quả, phù hợp để nhân rộng ra nhiều địa phương khác trên cả nước. Không chỉ đem lại hiệu quả giảm rác thải, các mô hình cũng nâng cao vai trò, nâng cao sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và lực lượng thu gom rác thải phi chính thức.
Bên cạnh việc triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn cho 5 địa phương, dự án cũng đóng góp cho việc xây dựng chính sách, nâng cao hiệu quả truyền thông thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Theo ông Hoàng Thành Vĩnh, Cán bộ chương trình UNDP tại Việt Nam, dự án đã lan tỏa thông tin nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải tới hơn 30 triệu lượt tiếp cận, thông qua các diễn đàn, hội thảo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, nhiều chính sách quan trọng như đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường 2020, xây dựng kế hoạch giảm rác thải nhựa trong ngành thủy sản… cũng đươc dự án thúc đẩy và hỗ trợ.
Dựa trên triết lý về kinh tế tuần hoàn, nhiều đơn vị đã triển khai giải pháp ứng dụng kỹ thuật số để thu gom, phân loại rác ngay trên các thiết bị thông minh, bước đầu cho thấy kết quả khả quan.
Thay vì bị vứt bỏ ra môi trường, vỏ hộp giấy đựng đồ uống đang được thu gom, tái chế một cách hiệu quả, tạo thêm thu nhập cho lực lượng đồng nát, ve chai và thu gom rác thải dân lập, thông qua một dự án của Tetra Pak và PRO Việt Nam.
Startup trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn có thể là chìa khóa giải quyết những khúc mắc giúp hiện thực hóa mô hình này. Ngược lại, cơ hội thành công cho các dự án này cũng đang rộng mở khi kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu.
Hàng chục triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp có thể tạo ra nhiều giá trị nếu được ứng dụng làm đầu vào cho sản xuất, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.