Nhân viên ngân hàng bấp bênh trước 'cơn bão' tinh gọn nhân sự

Dũng Phạm Thứ sáu, 07/03/2025 - 10:16
Nghe audio
0:00

Nhiều ngân hàng đã mạnh tay tinh giản bộ máy nhân sự với quy mô cả nghìn người trong bối cảnh tăng cường số hóa và tối ưu hóa chi phí hoạt động.

Năm 2024, BIDV rất mạnh tay trong việc cắt giảm nhân sự. Số lượng nhân viên của nhà băng này đã giảm tới gần 1.000 người, tương ứng khoảng 4% tổng số cán bộ làm việc.

Ở nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, VIB là đơn vị mạnh tay nhất trong hoạt động cắt giảm nhân sự khi ghi nhận mức giảm 517 người trong năm qua, xuống chỉ còn 11.736 người.

Sacombank cũng trong làn sóng tinh gọn bộ máy. Năm ngoái, nhà băng này cũng giảm dần quy mô lao động qua từng quý, từ hơn 17.400 người vào đầu năm xuống còn 17.058 người vào cuối 2024.

Thực tế, 4 trong 5 năm trở lại đây, Sacombank cũng trong xu hướng giảm nhẹ hoặc tinh giản nhân sự thay vì tuyển dụng mới dồn dập.

Con số nhân viên của nhà băng tư nhân này hiện thấp hơn 1.000 người so với mức 18.100 người thời điểm cuối 2019.

Ngoài ra, hàng loạt các ngân hàng khác như ACB, TPBank, Nam A Bank, ABBank, … cũng cắt giảm nhân sự, với quy mô từ vài chục tới vài trăm người. 

Sức ép từ làn sóng công nghệ

Tinh gọn bộ máy là chủ trương của ngành tài chính toán cầu những năm qua, với mục tiêu tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, công nghệ được xem là "vũ khí" hàng đầu trong quá trình này.

Vừa qua, Bloomberg Intelligence phỏng vấn hơn 100 giám đốc công nghệ trong các ngân hàng tại Phố Wall và trên thế giới, cho thấy trung bình mỗi ngân hàng sẽ giảm 3% lực lượng lao động mỗi năm, tương đương 200.000 việc làm trong 3-5 năm, khi áp dụng AI.

Tại Việt Nam, làn sóng tinh gọn tại các ngân hàng cũng đã diễn ra được một thời gian. Với sự hỗ trợ từ công nghệ, các nhà băng đã sớm tập trung tinh giản lao động, phát triển các mô hình giao dịch tự động hay thậm chí là mô hình “nhà băng không nhân viên”.

Chẳng hạn BIDV đã triển khai hệ thống CRM (Cash Recycling Machine) - máy giao dịch tự động thế hệ mới với tính năng ưu việt hơn so với máy ATM thông thường.

Hệ thống này được ví như một giao dịch viên điện tử, cung cấp cho khách hàng dịch vụ thông suốt 24/7, giúp giảm thiểu việc giao dịch tiền mặt tại quầy, mang lại sự nhanh chóng, tiện lợi và đảm bảo an toàn.

Trong khi đó, mô hình ngân hàng số tự động LiveBank của TPBank đã gần như thay thế hoàn toàn được các phòng giao dịch. LivebBank cho phép khách hàng có thể thực hiện được hầu hết các loại giao dịch, đồng thời tương tác với thiết bị như thể đang thực sự được nhân viên ngân hàng hỗ trợ.

Với hơn 400 điểm LiveBank, khách hàng sẽ được phục vụ mọi lúc, mọi nơi mà không phụ thuộc vào giờ làm việc hành chính như các điểm giao dịch ngân hàng thông thường. Về phía TPBank, hệ thống LiveBank giúp ngân hàng cắt giảm tối đa lượng giao dịch viên, qua đó tiết kiệm chi phí hoạt động.

Mô hình Livebank của TPBank. Ảnh: TPBank

Về phía VIB, trên 95% giao dịch ngân hàng bán lẻ của nhà băng được thực hiện trên kênh số và hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số thường xuyên mỗi tháng.

Quá trình số hóa mang lại những lợi ích thực tế về tiết giảm chi phí cho các ngân hàng. Theo báo cáo mới đây của Mirae Asset về ngành ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (CIR) dù đã ở mức thấp nhưng vẫn tiếp tục giảm 0,8 điểm phần trăm xuống còn 33,5%, chạm mức thấp nhất trong nhiều năm.

Dù đều hướng tới mục tiêu tinh gọn bộ máy, tối đa hóa hiệu quả hoạt động nhưng cách thức triển khai của mỗi ngân hàng cũng có sự khác biệt.

Đơn cử như VIB, kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của VIB giảm gần 16% so với năm trước bởi thu nhập lãi giảm 9% và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh gần một nửa.

Thu nhập bình quân hàng tháng của nhân viên cũng giảm từ 31,75 triệu đồng xuống còn 30,99 triệu đồng.

Trao đổi với TheLEADER, một lãnh đạo phòng kinh doanh tại VIB cho biết năm 2024 là một năm khá khó khăn, lương thưởng cho cán bộ kinh doanh – đội ngũ nhân sự nòng cốt của ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này phần nào thể hiện ở đà giảm tốc của VIB trong năm ngoái.

Đội ngũ nhân sự, đặc biệt khối kinh doanh suy giảm chủ yếu do chưa thể hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh để ra.

Trong khi đó, với một ngân hàng quốc doanh như BIDV, quá trình tinh gọn bộ máy điễn ra khá giống với làn sóng tinh giản nhân sự hiện nay ở các cơ quan Nhà nước.

Một lãnh đạo phụ trách tuyển dụng tại BIDV cho biết, đa phần các cán bộ được tinh giảm thuộc diện về chuẩn bị hưu, chủ động xin nghỉ và điều chuyển sau sát nhập các chi nhánh.

Phía cuối của quá trình tinh gọn

Khảo sát của Bloomberg Intelligence, phỏng vấn hơn 100 giám đốc công nghệ trong các ngân hàng tại Phố Wall và trên thế giới, cho thấy trung bình mỗi ngân hàng sẽ giảm 3% lực lượng lao động mỗi năm, tương đương 200.000 việc làm trong 3-5 năm, khi áp dụng AI.

Theo Fortune, những năm gần đây, nhiều ngân hàng đã dành nhiều tiền và nhân lực nhằm hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, tăng tốc quy trình, cắt giảm chi phí. Trong đó, hầu hết đều ứng dụng công nghệ ở mức độ khác nhau.

Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) dự kiến có thể cắt giảm 4.000 nhân sự trong vòng 3 năm tới và thay dần bằng các ứng dụng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI).

Tuy nhiên, cắt giảm không chỉ đơn thuần là cắt giảm. DBS dự kiến cũng sẽ tuyển thêm hàng ngàn nhân sự mới để phục vụ cho các nhu cầu mới.

Cùng với trình tinh giản và thanh lọc bộ máy, các ngân hàng tích cực tuyển dụng các vị trí phù hợp.

Đại diện BIDV cho biết nhà băng duy trì hoạt động tuyển dụng với mức định biên hàng tăng đều qua các năm, đặc biệt với người phù hợp và có đủ năng lực, nhằm phục vụ cho mục tiêu duy trì tăng trưởng bền vững, dài hạn của ngân hàng.

Trong năm 2024, BIDV tiếp tục thiết lập kỷ lục lợi nhuận mới với hơn 31.300 tỷ đồng. Tổng tài sản của BIDV đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng. Cùng với đà tăng trưởng kết quả kinh doanh, chi phí bình quân nhân viên BIDV tăng hơn 8% chứ không hề giảm, đạt 44,7 triệu đồng/người/tháng.

Với VIB, ngân hàng vẫn cần duy trì lượng lớn nhân sự nhằm duy trì tỷ trọng bán lẻ/tổng tín dụng ở mức cao nhất ngành.

VIB cần duy trì lượng lớn nhân sự nhằm duy trì tỷ trọng bán lẻ/tổng tín dụng ở mức cao nhất ngành. Ảnh: VIB

Một trưởng phòng cấp cao của VIB chia sẻ, hoạt động cắt giảm chỉ mang tính tạm thời và cục bộ. Nhiều đơn vị, phòng ban vẫn liên tục tuyển mới cán bộ đủ năng lực.

Việc đào thải những nhân sự yếu để thay thế bởi người giỏi hơn cũng thường xuyên xảy ra trong ngành ngân hàng.

Trên thực tế, hoạt động cắt giảm nhân sự của VIB diễn ra mạnh nhất trong nửa đầu năm 2024, với hơn 700 nhân sự bị cắt giảm.

Đến giai đoạn cuối năm, khi tình hình dần ổn định, ngân hàng cũng tích cực tuyển dụng trở lại. Nhân sự thời điểm cuối năm 2024 đã tăng hơn 200 người so với giai đoạn giữa năm.

Điều này cho thấy hoạt động tinh gọn của các nhà băng đi kèm với sự sáng lọc kỹ càng. Song song với cắt giảm, các nhà băng cũng liên tục tuyển thêm những vị trí phù hợp với mô hình hoạt động mới.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, đây là một chu kỳ tăng trưởng thông thường với ngành ngân hàng.

“Sau quá trình tăng nóng về quy mô, bộ máy nhà băng sẽ trải qua quá trình tinh gọn, thanh lọc, sau đó lại tiếp tục tuyển dụng trở lại sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới”, vị này chia sẻ.

Đến cuối cùng, động lực của cắt giảm nhân sự, ứng dụng công nghệ vẫn hướng tới việc mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các ngân hàng.

Một số ngân hàng Việt Nam đã đi qua quá trình tinh gọn và bắt đầu đẩy mạnh lại việc tuyển dụng nhân sự. Chu kỳ này được thể hiện khá rõ ràng tại VPBank.

Trong giai đoạn năm 2019 – 2020, khi làn sóng số hóa bắt đầu diễn ra trong lĩnh vực tài chính, VPBank đã mạnh tay cắt giảm tới hơn 7.000 nhân sự ở ngân hàng mẹ và các công ty con, tương ứng hơn 26% tổng số cán bộ của mình.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank khi đó giải thích việc cắt giảm hàng ngàn nhân sự là kết quả của quá trình tái cấu trúc tại VPBank. Do tối ưu hóa các quy trình vận hành, ứng dụng nhiều công nghệ mới, áp dụng tự động hóa, số hóa… nên năng suất lao động tăng mạnh.

Sau quá trình tái cấu trúc, VPBank lại quay trở lại tuyển dụng nhân sự để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

Năm 2024, VPBank là một trong những ngân hàng nổi bật trong việc tăng cường tuyển dụng nhân sự khi đã tuyển thêm 2.455 nhân sự, dẫn đầu về tuyển dụng. Qua đó nâng số lượng nhân viên từ 24.973 người lên 27.428 người, tương ứng tăng trưởng gần 10%.

Nếu chỉ tính riêng ngân hàng mẹ, tổng số nhân viên đã tăng từ 13.599 người thời điểm cuối năm 2023 lên 15.003 người vào cuối năm 2024, tức tăng hơn 1.400 người. 

Những động lực mạnh mẽ từ tăng trưởng kinh tế, tín dụng bán lẻ phục hồi là tiền để để VPBank mạnh tay tuyển dụng. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hai con số trong năm nay.

Tương tự, VIB cho biết đang triển khai kế hoạch “bứt phá” khi tuyển dụng 1.200 vị trí quản lý khách hàng và các vị trí chức danh khác trên địa bàn 34 tỉnh thành ngay từ đầu năm 2025, với mức lương có thể vượt 100 triệu/người/tháng.

Hiện ngân hàng đang đẩy mạnh lực lượng nhân sự bán hàng và nhân sự công nghệ để thúc đẩy và tiếp tục gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ.

Năm 2025, VIB đặt mục tiêu trở lại đường đua với lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 22% so với năm 2024, đạt hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến đạt 600.350 tỷ đồng, tăng 22%. Tổng dư nợ tín dụng dự kiến tăng 22% lên 295.800 tỷ đồng, bao gồm cho vay, trái phiếu doanh nghiệp, mua nợ.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Thủ tướng yêu cầu thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Tài chính -  3 tuần
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/2/2025 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Thủ tướng yêu cầu thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động

Tài chính -  3 tuần
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/2/2025 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á

Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á

Tài chính -  3 tuần

Cake đã đạt 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh thu 12USD trên mỗi người dùng, tăng gấp ba lần.

Lợi nhuận ngành ngân hàng 'dồn' về nhóm lớn

Lợi nhuận ngành ngân hàng 'dồn' về nhóm lớn

Ngân hàng -  3 tuần

Những ngân hàng lớn nhất hệ thống, bao gồm cả quốc doanh và tư nhân, ghi nhận sự bứt phá lợi nhuận trong năm 2024.

Ngân hàng quốc doanh đầu tiên tăng lãi suất

Ngân hàng quốc doanh đầu tiên tăng lãi suất

Tài chính -  1 tháng

Trong khi BIDV là ngân hàng quốc doanh đầu tiên tăng nhẹ lãi suất, xu hướng tăng lãi suất huy động ở nhóm ngân hàng tư nhân đã bắt đầu từ cuối năm 2024.

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  13 giờ

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Doanh nghiệp -  5 ngày

Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  29 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  4 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.