Phát triển bền vững
Nhiên liệu hóa thạch ‘hết thời’, năng lượng sạch ‘lên ngôi’
Tỷ trọng của điện gió và điện mặt trời đạt mức kỷ lục, chiếm 12% tổng điện năng toàn cầu vào năm 2022, tăng từ mức 10% vào năm 2021, theo một báo cáo mới đây từ tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember.
Các nhà nghiên cứu trong báo cáo dự báo rằng từ năm 2023, điện gió và điện mặt trời sẽ đưa thế giới vào một kỷ nguyên mới với việc giảm sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch, và do đó, lượng khí thải của ngành điện cũng sẽ giảm.
Bà Małgorzata Wiatros-Motyka, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong thập kỷ mang tính quyết định đối với khí hậu này, đây là thời điểm bắt đầu của giai đoạn kết thúc thời kỳ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên năng lượng sạch”, bà nhấn mạnh.
Cụ thể, dữ liệu từ báo cáo cho biết, năng lượng mặt trời là nguồn điện có tốc độ phát triển nhanh nhất trong 18 năm liên tiếp, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng điện bổ sung từ nguồn năng lượng này đủ để đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ Nam Phi.
Sản lượng điện gió tăng 17% vào năm 2022, đạt mức tương đương cung cấp điện cho hầu hết Vương quốc Anh.
Dữ liệu cho thấy hơn 60 quốc gia hiện có sản lượng điện gió và điện mặt trời chiếm trên 10% tổng sản lượng điện của họ. Tổng cộng tất cả các nguồn điện sạch (năng lượng tái tạo và điện hạt nhân) chiếm 39% tổng điện năng toàn cầu – một mức cao kỷ lục mới.
Tuy vậy, điện than vẫn là nguồn điện lớn nhất trên toàn thế giới, chiếm 36% sản lượng điện toàn cầu năm 2022.
Sự tăng trưởng trong sản xuất điện gió và điện mặt trời năm 2022 đã đáp ứng 80% mức tăng nhu cầu điện năng toàn cầu. Bất chấp cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu, và sự lo về việc tăng cường sử dụng trở lại than đá, chính sự gia tăng của điện gió và điện mặt trời đã hạn chế mức tăng sản lượng điện than (chỉ tăng 1,1%).
Sản lượng điện khí giảm rất nhẹ (giảm 0,2%) vào năm 2022.
Nhìn chung, những đóng góp trên vẫn giúp giảm lượng phát thải của ngành điện với tốc độ giảm 1,3% vào năm 2022, cao nhất trong lịch sử.
Cùng với đó, báo cáo dự báo rằng có thể phát thải của ngành điện đã “đạt đỉnh” vào năm 2022, và đây cũng là năm cuối cùng chứng kiến sự phát triển của điện năng sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
Năng lượng sạch dự kiến sẽ đáp ứng mọi sự tăng trưởng về nhu cầu điện trong năm nay. Do đó, dự báo sẽ có một sự sụt giảm nhỏ trong sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch (-0,3%) vào năm 2023, và mức giảm sẽ lớn hơn trong những năm tiếp theo, khi việc triển khai năng lượng gió và năng lượng mặt trời tăng tốc.
Theo mô hình của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ngành điện cần chuyển từ ngành phát thải cao nhất, thành ngành đầu tiên đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2040, để giúp toàn bộ nền kinh tế đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Điều này có nghĩa là sản lượng điện gió và điện mặt trời cần chiếm 41% sản lượng điện toàn cầu vào năm 2030, so với 12% vào năm 2022.
Nhà phân tích điện cao cấp của Ember, Małgorzata Wiatros-Motyka, nhận định điện gió và điện mặt trời được hoạch định để nhanh chóng phát triển lên mức cao nhất. Điện sạch sẽ định hình lại nền kinh tế toàn cầu, từ vận tải đến công nghiệp, và các ngành khác.
Một kỷ nguyên mới của việc giảm phát thải từ nhiên liệu hóa thạch, đồng nghĩa với việc cắt giảm dần điện than, và sự kết thúc tăng trưởng điện khí đang hiện ra rõ nét.
“Thay đổi đang diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, tất cả phụ thuộc vào các hành động hiện tại của chính phủ, doanh nghiệp và người dân để đưa thế giới vào lộ trình sử dụng năng lượng sạch vào năm 2040”, vị chuyên gia lưu ý.
Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng sạch
Dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW tiếp tục chờ quy hoạch
Ba năm sau khi nghiên cứu, đề xuất, thực hiện 12 tháng đo gió phục vụ dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW, Tập đoàn PNE vừa được tỉnh Bình Định thông tin về kế hoạch triển khai thời gian tới.
Khủng hoảng trái phiếu lan sang doanh nghiệp điện mặt trời, điện gió
Các doanh nghiệp năng lượng tái tạo thường có quy mô vốn đầu tư rất lớn và sử dụng đòn bẩy cao không thua kém gì bất động sản.
Điều quan trọng giúp kích hoạt điện gió ngoài khơi
Để khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi, các ý kiến cho rằng Việt Nam hiện nay cần cho phép các dự án thí điểm, ban hành khung pháp lý rõ ràng, và tạo điều kiện cho nhà đầu tư.
Thêm 9 nước tham gia Liên minh điện gió toàn cầu
Tại COP27 ở Ai Cập, có thêm 9 quốc gia bao gồm Bỉ, Colombia, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Anh, Mỹ đã tham gia Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.