Nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng mác 'công trình xanh' để kiếm lời

Thu Phương Thứ bảy, 10/11/2018 - 15:18

Để phát triển công trình xanh tại Việt Nam rất cần sự đồng thuận của cả xã hội, sự vào cuộc của chính quyền, doanh nghiệp và sự thay đổi tư duy của chính người dân.

Ba năm trở lại đây, trào lưu kiến trúc xanh đã phát triển rất "rầm rộ" tại Việt Nam, những công trình gắn mác "xanh" không ngừng xuất hiện liên tục và có số lượng tăng nhanh trên toàn quốc. 

Không thể phủ nhận, các dự án này đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các khách hàng, tạo nên một làn sóng, một phân khúc phát triển mới trên thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người trong cuộc, ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc Capital House thẳng thắn thừa nhận rằng, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang lợi dụng yếu tố "xanh" để quảng bá cho dự án của mình, nhằm gây sự chú ý của khách hàng và bán sản phẩm. 

Nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng mác 'công trình xanh' để kiếm lời
Ông Trần Như Trung

Theo ông Trung, khác với thời gian trước, việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam hiện đã bước sang một trang mới với những thử thách khó khăn hơn nhiều. "Chúng ta không còn ở giai đoạn dò đường để chỉ có thể nhận thức rằng nhiều cây là xanh hay nhiều hồ là gần gũi với thiên nhiên mà công trình xanh cần những bộ tiêu chí cụ thể theo tiêu cuẩn quốc tế", vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

Ông Trung lấy ví dụ, đối với một khu đô thị, không phải đào nhiều hồ, trồng nhiều cây xanh là công trình xanh, trái lại, đào nhiều hồ chính là đang vi phạm nguyên tắc cải tạo quá nhiều, không công trình xanh nào trên thế giới đào nhiều hồ cả. 

Bên cạnh đó, trồng nhiều cây tuy có thể tạo cảm xúc rất tốt cho người dân khi bước vào một khu đô thị nhưng sẽ tiêu tốn rất nhiều nước. Ở nước ngoài, họ có hệ thống xử lý nước rất hiện đại, cho phép tái sử dụng nước thải sinh hoạt để phục vụ các hoạt động khác, tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn là một thử thách rất lớn đối với các chủ đầu tư.

Phát triển công trình xanh đòi hỏi các chủ đầu tư phải tuân thủ những bộ tiêu chí rất cụ thể nhằm tìm giải pháp cho các vấn đề tiết kiệm nhiên liệu trong chính dự án. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư hiện vẫn chưa thực sự hiểu rõ vấn đề này, quảng cáo "xanh" không đúng với bản chất, vị lãnh đạo này cho hay.

Một thử thách khác đối với các chủ đầu tư trong việc phát triển công trình xanh theo ông Trung là vấn đề lợi nhuận. Chủ đầu tư phải hi sinh lợi nhuận của chính mình, đầu tư cho thiết kế, thi công nhiều hơn. Trong khi đó, đôi khi khách hàng chưa nhận thức rõ được những ưu việt của công trình xanh nên họ có rất nhiều lựa chọn tại các dự án khác.

 “Trong quá trình phát triển công trình xanh, thực sự chúng tôi thấy mình lầm lũi vì quá khó khăn. Tuy nhiên, vì mong muốn mang đến lợi ích cho khách hàng của mình chúng tôi vẫn luôn quyết tâm làm. Trong thời gian tới, Capital House mong muốn làm công trình xanh rộng rãi hơn nữa, bởi 1 tòa nhà chưa thể làm xanh cả thành phố, cũng như một cánh én chưa thể làm nên mùa xuân”, ông Trung chia sẻ.

Công trình xanh: Lợi cho khách hàng hay chiêu trò PR của chủ đầu tư?

Đồng quan điểm, tại tọa đàm Cafe Xanh với chủ đề: Đô thị xanh và con người xanhông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng), Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, người dân hiện nay rất nhạy với khái niệm mới. Có cái dư luận còn chưa hiểu thì đã có khái niệm khác, ví du như đô thị xanh, ngay sau đó lại có đô thị thông minh và giờ là đô thị hạnh phúc. Trong khi đó, nhiều khi người dẫn vẫn chẳng hiểu đó là cái gì. 

Theo ông Chiến, để phát triển công trình xanh, nhiều cây xanh, mặt nước chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, tiếp theo đó phải là vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường như việc Chính phủ cấm đào đất nung gạch, phải chuyển sang gạch không nung.

Đồng thời khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, ở nhiều quốc gia hiện nay, công trình sử dụng chính chất thải để tái tạo năng lượng xoay vòng, phát triển công trình xanh không chỉ mang lại lợi ích cho Nhà nước mà còn cho công đồng. 

Do đó, càng nhiều nhà đầu tư hiểu lợi ích của công trình xanh thì càng nhiều dự án xanh được xây dựng, một đô thị nhiều công trình xanh, đô thị đó sẽ tốt lên, ông Chiến nhấn mạnh.

Cần cơ chế khuyến khích đầu tư

Trước những thực tế trên, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần có giải pháp khuyến khích các chủ đầu tư phát triển công trình xanh, mạnh dạn đầu tư vào công trình này. Hiện nay, Quyết định 403 cũng đã đề cập đến việc này, nhưng rất tiếc công tác tuyên truyền còn khiêm tốn.

Nhà nước cần có nhiều chính sách khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng công trình xanh. Ngay chính sách vay, hình thức vay cũng cần tạo ra cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư. 

Một điều nữa là pháp luật cũng phải bắt buộc, ưu tiên các chủ đầu tư thực tiện công trình xanh, "không phải thích thì xây, không thích thì thôi như hiện nay", ông Chiến cho hay.

Với góc nhìn của một chuyên gia, kiến trúc sư Nguyễn Hồng Thục cũng cho rằng, năm 1996 là dấu mốc đánh dấu Hà Nội xuất hiện khu đô thị mới đầu tiên. Thời kỳ đó người dân còn chê chung cư, đều tìm đến nhà thấp tầng, nhưng sau 22 năm đô thị hóa ở Việt Nam đi hết từ sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác. Người dân bắt đầu yêu thích ở chung cư, nhà cao tầng. 

Đô thị Việt Nam dần dần tích tụ được một số lượng lớn lao động trẻ và đô thị mọc lên như nấm. "Song cũng chính thời điểm này, chúng ta bắt đầu bước vào khủng hoảng đô thị và khủng hoảng môi trường sống, chính vì vậy cần phải xây dựng được các đô thị tốt trong đó, việc xây dựng các đô thị xanh là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay", bà Thục nhận định.

Cũng theo vị chuyên gia này, để phát triển công trình xanh tại Việt Nam rất cần sự đồng thuận của cả xã hội, sự vào cuộc của chính quyền, doanh nghiệp và cả sự thay đổi tư duy của chính người dân.

Nghịch lý phát triển công trình xanh ở Việt Nam

Nghịch lý phát triển công trình xanh ở Việt Nam

Bất động sản -  7 năm
Những cách hiểu sai lệch về khái niệm công trình xanh, thiếu chính sách hỗ trợ... đã khiến cho việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam hiện còn rất thiếu hiệu quả.
Nghịch lý phát triển công trình xanh ở Việt Nam

Nghịch lý phát triển công trình xanh ở Việt Nam

Bất động sản -  7 năm
Những cách hiểu sai lệch về khái niệm công trình xanh, thiếu chính sách hỗ trợ... đã khiến cho việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam hiện còn rất thiếu hiệu quả.
Đại gia Việt mua bất động sản ở nước ngoài: Nhiều rủi ro rình rập

Đại gia Việt mua bất động sản ở nước ngoài: Nhiều rủi ro rình rập

Bất động sản -  5 năm

Nhiều người Việt muốn đầu tư bất động sản nước ngoài do những hấp dẫn về điều kiện sống và nhập cư.

Tập đoàn Nhật Bản hợp tác phát triển nhà ở tiêu chuẩn công trình xanh

Tập đoàn Nhật Bản hợp tác phát triển nhà ở tiêu chuẩn công trình xanh

Bất động sản -  6 năm

Ngày 24/12/2017, Tập đoàn Mitsubishi và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang (Phuc Khang Corporation) công bố hợp tác chiến lược và ký kết liên doanh. Dự án được xây dựng, quản lý vận hành theo tiêu chuẩn công trình xanh.

8 giải pháp phát triển công trình xanh tại Việt Nam

8 giải pháp phát triển công trình xanh tại Việt Nam

Bất động sản -  7 năm

Những giải pháp công trình xanh không những không đội giá lên quá cao mà còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí thi công xây dựng.

Khởi động “Chương trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam”

Khởi động “Chương trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam”

Bất động sản -  7 năm

Việc ứng dụng và phát triển công trình xanh sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng, tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành xây dựng và thị trường bất động sản.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  20 phút

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  46 phút

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  53 phút

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  2 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  2 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  3 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.