Nhiều doanh nghiệp muốn lùi thời điểm tăng lương tối thiểu

Phương Anh Thứ hai, 18/04/2022 - 15:40

Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng, từ 1/1/2023, thay vì mốc 1/7 tới vì nhiều khó khăn chồng chất.

Trong công văn kiến nghị mới đây, tám hiệp hội doanh nghiệp của các ngành hàng cho biết trong hai năm 2020 – 2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thực sự rất khó khăn và kiệt quệ.

Hơn nữa, tình trạng người lao động là F0 vẫn tiếp tục xảy ra, buộc doanh nghiệp vẫn phải gồng mình đối phó với tình hình, kéo theo là tình trạng hậu Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nguy cơ xuất hiện làn sóng mới với biến chủng mới của dịch Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Lương tăng gần 300 triệu đồng/tháng dù Covid-19

Theo các hiệp hội, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với năm 2020, và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của người lao động, trong khi Nhà nước cũng đang nỗ lực kiểm soát lạm phát.

“Các doanh nghiệp không thể xoay sở kịp để thay đổi chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất do thời điểm đã đến quá gần, do tất cả các phương án sản xuất, tài chính và đơn hàng của chúng tôi đều được xây dựng từ cuối năm trước”, các hiệp hội nhấn mạnh trong công văn.

Đại diện các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng cho biết thêm hiện nay, các doanh nghiệp đều đã thực hiện tăng lương đầu năm 2021, 2022, đồng thời, các hợp đồng với các đối tác đều đã được chốt và ký từ đầu năm nên không thể tăng giá bán hàng hóa được.

Tăng lương thời điểm giữa năm như tháng 7 này sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình huống vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ phải hủy bỏ ngang hợp đồng vì chi phí không đảm bảo, ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động và sự tồn vong của doanh nghiệp”.

“Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phải cắt giảm lao động, tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản vì không thể lo nổi chi phí nhân công. Điều này sẽ dẫn đến khả năng hàng chục ngàn người lao động không có việc làm”, đại diện các doanh nghiệp cho biết.

Tám hiệp hội doanh nghiệp bao gồm Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam.

Vì các lý do trên, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng, áp dụng từ 1/1/2023, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất.

Tại phiên họp lần hai ngày 12/4 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất từ ngày 1/7, dự kiến tăng lương tối thiểu 6%, tương đương khoảng 180.000 – 260.000 đồng so với mức hiện nay, báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Doanh nghiệp ‘khát’ lao động sau mở cửa

Về phía người sử dụng lao động, đại diện Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết mức điều chỉnh lương tối thiểu 6% từ ngày 1/7 chưa như kỳ vọng chung của doanh nghiệp, bởi thời điểm mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp là vào đầu năm sau.

Việc tăng lương vào giữa năm tạo ra nhiều vất vả cho doanh nghiệp khi phải điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, đơn hàng, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí…đã được xây dựng từ đầu năm.

Đại diện cho người lao động tại Hội đồng Tiền lương quốc gia cho rằng thông lệ tăng lương tối thiểu thường tính từ ngày 1/1 của năm kế tiếp, nhưng lần này lương tối thiểu đã gần hai năm chưa tăng, dịch bệnh được kiểm soát tốt, kinh tế dần phục hồi, thời điểm tăng lương như trên kịp thời giúp người lao động bớt khó khăn.

Bên cạnh đó, tăng lương cũng là công cụ thúc đẩy người lao động tăng năng suất, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững; cũng là giải pháp buộc doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản trị, tiết kiệm chi phí, để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

Không phải lương, yếu tố nào giúp giữ chân nhân tài?

Không phải lương, yếu tố nào giúp giữ chân nhân tài?

Tiêu điểm -  2 năm
Tiền lương không phải là một trong ba yếu tố quan trọng nhất để giữ chân nhân tài, nhưng lại là yếu tố quyết định khi người lao động lựa chọn công việc mới.
Không phải lương, yếu tố nào giúp giữ chân nhân tài?

Không phải lương, yếu tố nào giúp giữ chân nhân tài?

Tiêu điểm -  2 năm
Tiền lương không phải là một trong ba yếu tố quan trọng nhất để giữ chân nhân tài, nhưng lại là yếu tố quyết định khi người lao động lựa chọn công việc mới.
Tăng lương cho nhân viên mùa dịch: Chiến lược vượt bão sáng tạo của Nestlé Việt Nam

Tăng lương cho nhân viên mùa dịch: Chiến lược vượt bão sáng tạo của Nestlé Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 năm

Triết lý đặt con người làm trung tâm, hướng tới phát triển bền vững là kim chỉ nam giúp Nestlé Việt Nam vững bước trước cơn khủng hoảng, tập trung kiến tạo những giá trị trường tồn.

8 nhóm được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng

8 nhóm được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng

Tiêu điểm -  5 năm

Mức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng 7,19% sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2019.

TS. Tống Thị Minh: Tăng lương cho công nhân thì lãi còn được bao nhiêu

TS. Tống Thị Minh: Tăng lương cho công nhân thì lãi còn được bao nhiêu

Tiêu điểm -  5 năm

Nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động Tống Thị Minh cho rằng, dệt may là một ngành đặc thù, chỉ cần tăng thêm 1% lương cho công nhân thì chi phí sản xuất sẽ đội lên 3 - 4%, vậy lãi còn được bao nhiêu.

Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng

Động lực để tăng năng suất lao động chính là tăng lương, chi thưởng

Tiêu điểm -  6 năm

Nhiều chuyên gia và CEO các danh nghiệp cho rằng tăng lương, chi thưởng hay nói cách khác là tăng chi phí lao động chính là động lực để thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  4 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  5 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  5 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  6 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  9 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  10 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.