Khởi nghiệp
Nhiều giải pháp chống dịch Covid-19 Made in Vietnam
Ngay trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất, công nghệ số đã khẳng định sự cần thiết, góp phần hiệu quả phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh, quản lý, vận hành xã hội; đồng thời, khôi phục, duy trì và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Theo thông tin từ Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch bệnh Covid-19 quốc gia, hiện có hơn 20 công nghệ, nền tảng số hỗ trợ công tác phòng, chống Covid-19 đã được xây dựng, triển khai trên toàn quốc.
Tuy nhiên, từ thực tế tình hình ứng dụng công nghệ số trong công tác phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 thời gian qua đã xuất hiện những vấn đề bất cập, hạn chế, nhất là chưa có sự đồng bộ, nhất quán, liên kết để phục vụ công tác phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh; hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ, hoặc khó truy xuất theo thời gian thực, thiếu tính liên kết, lập báo cáo chủ yếu vẫn là thủ công, hiệu quả phân tích, đánh giá và đưa ra dự báo chưa cao.
Ở một số đơn vị chỉ mới là ứng dụng công nghệ số ở mức đơn giản như nhập số liệu, lưu trữ, thống kê; số liệu vẫn còn tình trạng rải rác dưới dạng bản giấy (phiếu khám sàng lọc, bản cam kết tiêm chủng, test nhanh Covid-19…), các bảng tính (Excel) nhập liệu chưa hoàn chỉnh dẫn đến hao tổn nguồn nhân lực và chi phí nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, ý thức và hành vi sử dụng các ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống dịch bệnh của người dân cũng còn hạn chế.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tính đến ngày 16-9-2021, việc cài đặt và sử dụng các ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống dịch trên toàn quốc mới chỉ đạt tỷ lệ tương đối thấp.
Khắc phục thực trạng này, Hội tin học TP HCM (HCA) vừa giới thiệu một số giải pháp công nghệ thích hợp cho các doanh nghiệp, đơn vị để phòng, chống hiệu quả Covid -19 trong giai đoạn bình thường mới.
"Giải pháp theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa và quản lý ra vào bệnh viện" do công ty TMA Innovation cung cấp với 2 sản phẩm mang tên mCare và T-Check.
Theo đó, mCare là một thiết bị đeo giúp theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa, bệnh nhân sử dụng thiết bị đeo (dạng đồng hồ) để theo dõi nồng độ ôxy trong máu (chỉ số SPO2), nhịp tim, huyết áp, các chỉ số sức khỏe cũng như gởi tín hiệu SOS và kết nối với bác sĩ từ xa. mCare hiện đang được triển khai thử nghiệm tại 2 bệnh viện Covid-19 ở TP, và bệnh nhân F0 tại nhà.
T-Check là giải pháp quản lý ra vào và sàng lọc bệnh nhân tự động tại các cơ sở y tế. Thiết bị này hỗ trợ đo thân nhiệt tự động, cảnh báo không đeo khẩu trang, nhận diện khuôn mặt, khai báo y tế, đọc QR Code, thẻ xanh, thẻ vàng…
T-Check có ưu điểm là nhỏ gọn, dễ di chuyển và lắp đặt; chi phí thấp hơn so với Kiosk; dữ liệu được lưu và xử lý tại server nội bộ do cơ sở y tế quản lý.
Nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid ở các bệnh viện, cơ sở y tế doanh nghiệp công nghệ công tin VNG Cloud đã giới thiệu giải pháp Cloud Camera AI.
Các tính năng này hướng đến việc duy trì những biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid trong môi trường cơ sở y tế (với các tính năng như nhận diện khuôn mặt, điểm danh ra vào; kiểm tra thân nhiệt; nhận diện tuân thủ đeo khẩu trang; cảnh báo khu vực nguy hiểm; giám sát hoạt động tại các địa điểm cách ly/điều trị…).
Công ty Cổ phần Công nghệ Phenikaa Maas thì giới thiệu công cụ "Bản đồ Covidmaps" thông qua Covidmaps cơ quan chức năng sẽ dễ dàng xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tình hình dịch bệnh cho người dân một cách trực quan, kịp thời và rõ ràng.
Covidmaps sử dụng công nghệ bản đồ "Made in Vietnam" giúp tiết kiệm chi phí triển khai và vận hành; giải pháp có khả năng tùy biến cao, giúp các tỉnh thành có thể chủ động thêm nhiều lớp dữ liệu khác như tiêm chủng, cửa hàng thiết yếu…
Bước đầu Covidmaps đã triển khai ở 18 tỉnh thành tại Việt Nam với hơn 120.000 địa điểm được đưa lên hệ thống. Tổng số lượt truy cập Covidmaps tại 18 tỉnh thành ước tính trên 5 triệu lượt, giúp tiết kiệm hơn 10 tỷ đồng cho các tỉnh thành về kinh phí vận hành, bản đồ.
Việt Nam có quỹ đầu tư 10 triệu USD cho startup blockchain
Startup thương mại điện tử EI Industrial nhận vốn 670.000 USD
EI Industrial hiện đang phục vụ hơn 500 khách hàng tại Việt Nam, phần lớn là doanh nghiệp sản xuất, cung cấp cho thị trường B2B.
Ứng dụng gọi xe mở cửa trở lại
Các hãng xe công nghệ tại Hà Nội và TP. HCM đều đã mở trở lại, tuy nhiên số lượng xe tham gia thời gian đầu bị hạn chế do những quy định phòng dịch.
Startup "đẻ trứng vàng" Designbold tuyên bố đóng cửa
Sau khoảng 5 năm thành lập, startup này đã tuyên bố ngừng hoạt động thông qua website, với lý do DesignBold phải đối mặt với rất nhiều vấn đề và khi thế giới biến động công ty phải xoay trục và đón đầu những làn sóng mới.
Startup ứng dụng hẹn hò Việt Nam nhận vốn 1,6 triệu USD
Từ khi ra mắt, Fika đạt hơn 750.000 lượt tải, 40% người dùng là nữ giới. Ứng dụng liên tục nằm trong top 4 Ứng dụng phong cách sống trên App Store và giữ vị trí số một trên Google Play tại Việt Nam.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.