Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu giảm mạnh trong quý I/2019

Nhã Nam - 11:29, 29/03/2019

TheLEADERNhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu giảm mạnh trong quý I/2018, trong khi đó, ô tô, xăng dầu nhập khẩu tăng vọt.

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2019, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 536 triệu USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (xuất siêu 2,7 tỷ USD). Trong đó, riêng tháng 3 xuất siêu 600 triệu USD.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,57 tỷ USD.

Trong quý I/2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 58,51 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 29% (tăng 9,7%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm 71% (tăng 2,7%).

Riêng tháng 3/2019, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 22,4 tỷ USD, tăng 61% so với tháng trước, do hoạt động của doanh nghiệp đã trở lại bình thường sau đợt nghỉ Tết nguyên đán kéo dài 9 ngày.

Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 97,1%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 90,8%; giày dép chiếm 77,2%; hàng dệt may 59,3%.

Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu giảm mạnh trong quý I/2019
9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu

Trong quý I/2019, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 57,98 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 42% (tăng 13,4%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt chiếm 58% (tăng 6%).

Riêng kim ngạch nhập khẩu tháng 3 ước đạt 21,8 tỷ USD, tăng 48,6% so với tháng trước.

Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu giảm mạnh trong quý I/2019 1
13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,5% tổng kim ngạch nhập khẩu

Xét theo quy mô thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 77%; hàng dệt may tăng 12,3%; giày dép tăng 8,9%.

Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 49%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,4%; vải tăng 7,1%.

Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu giảm mạnh trong quý I/2019 2