Bất động sản
Nhiều người mua nhà ở xã hội đang phải trả lãi vay 9%/năm
Từ sau khi kết thúc gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, đến nay người dân vẫn chưa thể tiếp cận được với những nguồn vốn vay ưu đãi mới để mua nhà, đành chấp nhận vay với lãi suất cao, có dự án nhà ở xã hội người mua phải trả lãi vay lên tới 9%/năm.

Chủ đầu tư phải hỗ trợ lãi suất
Hơn một năm trôi qua kể từ khi gói 30 nghìn tỷ kết thúc, hàng nghìn người mua nhà ở xã hội gặp khó khăn về vốn. Các chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội khác chưa triển khai được.
Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Lãi suất cho vay ưu đãi theo chương trình này trong năm 2017 là 4,8%/năm.
Tuy nhiên, cho đến nay Chính phủ vẫn chưa bố trí được nguồn tái cấp vốn từ ngân sách cho các ngân hàng thương mại (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV) tham gia chương trình này. Do đó, hiện người dân vẫn chưa thể tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Một báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho biết, hiện người mua nhà ở xã hội tại dự án EhomeS Nam Sài Gòn do Công ty CP Đầu tư Nam Long làm chủ đầu tư đang phải trả lãi vay mua nhà với lãi suất 9%/năm.
Mặc dù Công ty Nam Long đã hỗ trợ 2% lãi vay, nhưng người mua nhà vẫn phải trả lãi vay tới 7%/năm trong 2 năm đầu tiên. Các năm tiếp theo lãi suất sẽ bị thả nổi tuỳ vào thoả thuận của người mua nhà và ngân hàng.
Trao đổi với TheLEADER, ông Ngô Đình Hãn, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Đầu tư Nam Long cho biết, mức hỗ trợ 2%/năm trong hai năm đầu tiên là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư trong việc ưu đãi cho những khách hàng mua nhà ở xã hội tại dự án. Bởi khi tham gia phát triển phân khúc bất động sản này, chủ đầu tư đã bị hạn chế tối đa mức lợi nhuận.

Không có nguồn vốn hỗ trợ lãi vay như trước đây đã khiến người mua nhà gặp rất nhiều trở ngại, trong khi đó, nhu cầu của thị trường lại rất lớn.
Cũng theo ông Hãn chia sẻ, hiện nay nguồn vay ưu đãi dành riêng cho các dự án nhà ở xã hội không còn, song các dự án nhà ở xã hội của Nam Long vẫn thu hút được sự quan tâm rất lớn của khách hàng.
Nguyên nhân là do dự án thuộc phân khúc căn hộ giá rẻ (từ 658 triệu đồng/căn hộ), đây là phân khúc thị trường đang rất thiếu nguồn cung.
Trường hợp tương tự tại dự án The Vesta (phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội) của Công ty CP Đầu tư Hải Phát. Nhằm hỗ trợ khách hàng mua nhà ở xã hội tại dự án, công ty quyết định dành một nguồn tài chính để hỗ trợ trả lãi suất.
Theo đó, người mua nhà ở xã hội tại The Vesta chỉ phải trả lãi suất vay ngân hàng là 5%, phần lãi suất vượt trên 5% sẽ do Hải Phải hỗ trợ chi trả trong vòng 10 năm đầu tiên.
Phần còn lại, chủ đầu tư sẽ “bỏ tiền túi” để bù phần lãi suất vượt lên cho khách hàng. Chẳng hạn, nếu khách hàng vay với lãi suất 10% thì khách hàng chỉ phải trả 5%, còn Hải Phát sẽ hỗ trợ cho người mua nhà 5%.
Chia sẻ với TheLEADER, ông Vũ Kim Giang, Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản Hải Phát cho biết, nhờ áp dụng chương trình này, thanh khoản của dự án The Vesta rất tích cực. Hiện hơn 80% các căn hộ tại dự án đã có thanh khoản.
Nhu cầu mua nhà ở xã hội trong dân rất lớn. Nhiều khách hàng đã nộp hồ sơ từ lâu, nhưng do eo hẹp về thu nhập nên nếu không có chính sách vay ưu đãi, họ không thể mua nhà được. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng không thể dừng xây dựng dự án để chờ chính sách, ông Giang phân trần.
Theo ông Giang, việc bù lãi suất hỗ trợ khách hàng vay mua nhà không chỉ là cách doanh nghiệp hỗ trợ người dân mà còn là tự cứu mình trong thời điểm hiện tại. Thà lãi ít còn hơn không bán được hàng khiến dự án đắp chiếu, đình trệ, dòng vốn trong công ty không được lưu thông, dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn.
Tuy nhiên, với trường hợp doanh nghiệp đang hỗ trợ khách hàng như dự án The Vesta, ông Giang cũng cho rằng, doanh nghiệp chỉ có thể "giúp đỡ" phần nào, bởi tham gia vào lĩnh vực nhà ở xã hội, công ty đã bị khống chế lãi suất ở mức 10%.
Về lâu dài, rất cần các chương chình hỗ trợ cho vay của Nhà nước để phân khúc này có thể phát triển, giúp ổn định an sinh xã hội cho người lao động có thu nhập thấp, Giám đốc Sàn Hải Phát chia sẻ.
Giống như The Vesta, dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden (Quốc Oai, Hà Nội) của chủ đầu tư CEO Group cũng đã linh hoạt đưa ra chính sách ưu đãi cho khách hàng. Theo đó, người mua nhà thanh toán đủ 45% giá trị căn hộ sẽ được nhận nhà ngay và được hỗ trợ lãi suất 5%/năm trong 5 năm. Đồng thời, chiết khấu 3% giá trị căn hộ cho khách hàng thanh toán ngay 95% giá trị căn hộ.
Bên cạnh đó, với việc sở hữu căn nhà từ 48m² - 66m², với chỉ 9,96 triệu đồng/m², khách mua nhà sẽ được tặng phí quản lý, dịch vụ bể bơi, xe bus hướng trung tâm Hà Nội đến hết năm 2018. Dự án này hiện đã được đưa vào sử dụng bao gồm hai tòa chung cư, mỗi tòa cao 9 tầng, quy mô 432 hộ.
Bao giờ hết tắc vốn vay ưu đãi với nhà ở xã hội?
Trước thực trạng “tắc” vốn vay ưu đãi đối với các dự án nhà ở xã hội, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (Horea) cho rằng, cả chủ đầu tư và khách hàng đều đang "tiến thoái lưỡng nan".
Theo đó, các khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà ở xã hội nhưng chưa nhận nhà trong năm 2016 (do dự án chưa hoàn thành) thì kể từ ngày 1/1/2017 trở đi đã không còn được nhận giải ngân từ gói 30.000 tỷ đồng.
Các khách hàng này cũng chưa có nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác thay thế nên hầu hết lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, không thể thực hiện tiếp hợp đồng hoặc phải vay thương mại với lãi suất cao kèm theo điều kiện phải có tài sản thế chấp. Một số trường hợp phải vay ngoài xã hội với lãi suất rất cao.
Đối với các chủ đầu tư, do khách hàng không thể thanh toán tiếp theo hợp đồng mua nhà, nên đa số phải tiếp tục vay thương mại với điều kiện khắt khe hơn (kể từ ngày 1/6/2016) để thi công hoàn thành công trình.
“Nhiều trường hợp do thiếu vốn, nên chủ đầu tư phải giãn tiến độ thực hiện công trình, dẫn đến công trình dở dang kéo dài, gây lãng phí của cải xã hội, bào mòn nguồn lực của chủ đầu tư, người mua không được nhận nhà đúng theo tiến độ đã thỏa thuận”, Chủ tịch HOREA cho biết.
Do đó, ông Châu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo phân bổ khoảng 1.000 tỷ đồng (trong nguồn vốn 2.000 tỷ đồng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ cho Ngân hàng Chính sách xã hội) cho 4 tổ chức tín dụng là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV để sớm triển khai cấp tín dụng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.
Đồng thời, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần phân bổ ngân sách hàng năm khoảng từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020 để cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội vay với lãi suất khoảng 4,8%/năm.
Về lâu dài, ông Châu cho rằng, Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, trước hết là các dự án nhà ở xã hội cho thuê.
Về phía doanh nghiệp, ông Ngô Đình Hãn, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Đầu tư Nam Long cũng cho rằng, Chính phủ cần hình thành cơ chế ưu đãi vượt trội về tài chính, tín dụng và thuế cho người mua nhà cũng như tổ chức phát triển nhà, đặc biệt là với các dự án nhà ở xã hội.
Nam Long đề xuất nên ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật riêng cho nhà ở xã hội, nhà thương mại giá rẻ; quy hoạch ngân hàng quỹ đất công để phát triển nhà ở xã hội tại các tỉnh, thành phố và giải quyết hai vướng mắc lớn nhất trong phát triển nhà ở xã hội là chi phí giải tỏa, đền bù và khung định mức để hạch toán chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Đề xuất không thu thuế căn nhà thứ hai đối với nhà ở xã hội
Đề xuất dành 1.000 tỷ đồng cho người mua nhà ở xã hội vay
1.000 tỷ đồng này nằm trong gói tín dụng 2.000 tỷ đồng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó dành một phần để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
Khởi công dự án nhà ở xã hội gần 1.000 căn tại Hà Tĩnh
Dự án xây dựng tại TP. Hà Tĩnh, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2018.
Chọn đầu tư nhà ở thương mại giá rẻ hay nhà ở xã hội?
Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, nhà ở xã hội là loại hình nhà không thể thiếu được, quan trọng và việc quản lý như thế nào để có hiệu quả.
“Nhà nước cần giải quyết khó khăn về nguồn vốn, quỹ đất cho nhà ở xã hội”
Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo phát triển nhà xã hội vì đây là cơ sở hạ tầng quan trọng và tiền đề để thực hiện an sinh xã hội.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.