NHNN nhận định chất lượng tín dụng đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn

Trần Anh Thứ ba, 08/03/2022 - 12:30

Do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 đến ngày 15/8/2025.

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến ngày 15/8/2025, tức kéo dài thêm 3 năm so với thời hạn hiện tại.

Đồng thời, dự thảo cũng đề xuất Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong gần 5 năm áp dụng Nghị quyết số 42, công tác xử lý nợ xấu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ ngày 15/8/2017 đến ngày 30/11/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 373.300 tỉ đồng nợ xấu; trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 193.300 tỉ đồng; xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 98.400 tỉ đồng...

Tổng số nợ xấu được xử lý trong thời gian áp dụng Nghị quyết 42 đạt trung bình khoảng 5.660 tỉ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.140 tỉ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống đến 30/11/2021 là 420 nghìn tỷ đồng, giảm 4,65% so với cuối năm 2020 và giảm 15,74% so với ngày 14/8/2017.

Tuy nhiên, khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, VAMC sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42.

Trái lại, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn còn và có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi dịch Covid–19 chưa được kiểm soát. Theo đánh giá thận trọng của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao (so với tổng dư nợ) là 6,31%. Nhìn chung, chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn, đáng quan ngại.

Trường hợp kinh tế chậm phục hồi do tác động của dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021 và dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian tới, tỷ lệ nợ xấu có thể tiếp tục tăng nhanh và ở mức cao hơn nữa, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sau khi xử lý được khối lượng lớn nợ xấu trong năm 2018 và 2019, tốc độ xử lý nợ xấu đã chậm lại. Trong đó xử lý nợ xấu theo hình thức khác hàng trả nợ giảm do dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến tình hình tài chính của khách hàng. Đặc biệt xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản gặp nhiều khó khăn.

Tại khía cạnh khác, hiện nay Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì nghiên cứu xây dựng Luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Song, trong thời gian xây dựng Luật xử lý nợ xấu, việc không tiếp tục thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 sẽ dẫn đến không còn hành lang pháp lý cho cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nhận định mục tiêu xử lý và kiểm soát nợ xấu nội bảng dưới 2% trong thời gian tới là thách thức của ngành ngân hàng. Do đó, ban soạn thảo trình Chính phủ báo cáo và đề xuất Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp lý như xây dựng Luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 giai đoạn 2022 – 2025.

Tín dụng tăng 7,42%

Tín dụng tăng 7,42%

Tài chính -  3 năm
Ngân hàng Nhà nước ghi nhận tín dụng đã đi ngang trong tháng 9 và đầu tháng 10.
Tín dụng tăng 7,42%

Tín dụng tăng 7,42%

Tài chính -  3 năm
Ngân hàng Nhà nước ghi nhận tín dụng đã đi ngang trong tháng 9 và đầu tháng 10.
'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

Tài chính -  2 giờ

Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp

TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp

Tài chính -  1 ngày

Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.

Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'

Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'

Tài chính -  1 ngày

Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.

Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu

Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu

Tài chính -  1 ngày

Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.

VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh

VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh

Tài chính -  2 ngày

Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

Tài chính -  2 giờ

Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

Vạn Xuân Group bắt tay đối tác Nhật khởi công dự án Happy One Sora

Vạn Xuân Group bắt tay đối tác Nhật khởi công dự án Happy One Sora

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Happy One Sora là dự án ăn hộ thứ hai được Vạn Xuân Group triển khai ở địa bàn TP.HCM sau Happy One Premier ở quận 12.

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Doanh nghiệp -  10 giờ

Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.

Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng

Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng

Tiêu điểm -  1 ngày

Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.

Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda

Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda

Tiêu điểm -  1 ngày

Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Doanh nghiệp -  1 ngày

Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.