Phát triển bền vững
Tái chế dệt may: Đằng sau dự án tỷ đô của Syre
Tái chế dệt may có thể chứng kiến bước ngoặt quan trọng với sự tham gia của Tập đoàn Syre nhưng doanh nghiệp này sẽ vấp phải không ít thách thức.
Làng Trát Cầu, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội có khoảng 1,5 nghìn hộ dân phát triển nghề truyền thống sản xuất chăn, ga, gối, đệm, trong đó gần 30 hộ dân tham gia vào hoạt động thu gom, xử lý phụ phẩm dệt may, với công suất ước tính khoảng 18 nghìn tấn mỗi năm.
Năm 2018, Công ty CP Vikohasan được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sơ, sợi từ rác thải nhựa và phụ phẩm dệt may. Sở hữu hệ thống nhà máy và cơ sở thu gom ở cả ba miền đất nước, Vikohasan có sản lượng hơn 60 nghìn tấn xơ sợi và hơn 3,5 nghìn tấn lõi đệm mỗi năm, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Không ít làng nghề như Trát Cầu hay doanh nghiệp như Vikohasan đang hoạt động trong lĩnh vực tái chế chất thải dệt may, chung tay giải quyết hàng trăm nghìn tấn phụ phẩm từ sản xuất dệt may mỗi năm, chưa kể lượng hàng tồn kho hay sản phẩm lỗi bị tiêu hủy.

Khác với các lĩnh vực tái chế như nhựa, kim loại, ngành tái chế dệt may tại Việt Nam chưa xuất hiện công nghệ có thể cho ra vật liệu tái sinh với chất liệu tương đương so với phế liệu đầu vào. Thay vào đó, phế liệu vải được nung nóng, trộn lẫn với phế liệu nhựa để sản xuất vải không dệt hoặc bông dùng trong chăn, gối, đệm hay đồ nội thất.
Tuy nhiên, “sân chơi” tái chế dệt may rất có thể sẽ chứng kiến bước ngoặt với sự tham gia của Tập đoàn Syre, công ty con của hãng thời trang H&M, mới đây đã đề xuất dự án tái chế vải “từ sợi ra sợi” tại tỉnh Bình Định với quy mô vốn có thể lên đến 1 tỷ USD.
Syre được thành lập năm 2023, là liên doanh giữa Quỹ Vargas và hãng thời trang H&M, hoạt động trong lĩnh vực tái chế chất thải dệt may với công nghệ tiên tiến.
Năm 2024, Syre công bố kế hoạch kinh doanh bao gồm việc xây dựng hai nhà máy tái chế quy mô lớn tại Việt Nam và Iberia, với phần vốn huy động từ một số nhà đầu tư bao gồm, công ty mẹ H&M cùng một số quỹ như Giant Venture, IMAS, Norrsken VC và hãng ô tô Volvo.
Bên cạnh đó, Syre cũng xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) tại bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ, đi vào hoạt động năm 2024. Doanh nghiệp này có kế hoạch xây dựng 12 nhà máy quy mô lớn trên khắp thế giới trong vòng 10 năm.
Thị trường tiềm năng
“Việt Nam có vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu”, ông Dennis Nobelius, CEO Tập đoàn Syre, cho biết trong một thông báo của doanh nghiệp này vào tháng 5/2024.
Thực tế, Việt Nam là một trong những cường quốc xuất khẩu dệt may, với tổng kim ngạch năm 2024 đạt khoảng 43,5 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc. Hàng nghìn đơn vị tham gia sản xuất các sản phẩm dệt may trên khắp cả nước, cung ứng cho những thương hiệu thời trang, may mặc lớn toàn cầu như H&M, Zara, Puma.

Ngành dệt may phát triển kéo theo một lượng phụ phẩm khổng lồ phát sinh, lên đến hơn 250 nghìn tấn mỗi năm, chưa kể chưa kể đến khối lượng hàng tồn kho hay sản phẩm lỗi bị tiêu hủy, theo nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam.
Bên cạnh nguồn phế liệu đầu vào dồi dào, thị trường tiêu thụ cũng là lợi thế có thể được Tập đoàn Syre nhắm đến. Bởi, khác với các đơn vị tái chế hiện hữu, sản phẩm tái chế của Syre có chất lượng cao, có thể tiếp tục được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm dệt may cao cấp, qua đó xuất khẩu sang những thị trường đang tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam.
Thách thức
Theo nguồn tin của TheLEADER, Tập đoàn Syre dự định ứng dụng công nghệ tái chế hóa học tại Việt Nam, tức là phân mảnh các phân tử vải chuỗi dài thành phân tử chuỗi ngắn, sau đó chế biến ra những sản phẩm dệt may có giá trị tương đương.
Thông tin từ phía Syre, giải pháp này giúp tiết kiệm đáng kể lượng nước, năng lượng tiêu thụ cũng như hạn chế khí thải phát sinh so với sản xuất vải nguyên sinh. Tức là, sản phẩm dệt may của Syre có thể là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với các nhà sản xuất dệt may truyền thống, trong bối cảnh tính bền vững lên ngôi ở các thị trường tiên tiến.
Tuy nhiên, dù sở hữu công nghệ tiên tiến, Syre đối diện với không ít thách thức khi triển khai dự án tái chế dệt may tại Việt Nam.
Đầu tiên phải kể đến thách thức về lượng nguyên liệu đầu vào quy mô lớn và ổn định, yêu cầu tiên quyết cho dây chuyền tái chế dệt may theo công nghệ tái chế hóa học, theo nghiên cứu của Công ty tư vấn CL2B.
Khó khăn về thu gom, phân loại chất thải dệt may đã được đại diện Syre đề cập trong buổi làm việc với Bộ Công thương. Tuy nhiên, ngay cả khi giải quyết được vấn đề về thu gom trong chuỗi giá trị tái chế dệt may, Syre cũng vướng phải sự cạnh tranh gay gắt về nguồn phụ phẩm với các đơn vị tái chế đang hiện hữu, khi chuỗi cung ứng thu gom, tái chế đã được định hình trong suốt thời gian dài.
Không đảm bảo được phế liệu đầu vào, công nghệ tái chế tỷ đô của Syre, vốn yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu rất cao, khó có khả năng đạt đến điểm hòa vốn.
Ngược lại, các đơn vị tái chế truyền thống tại Việt Nam chủ yếu ứng dụng công nghệ tái chế cơ – nhiệt, tức là trộn lẫn phế liệu dệt may với hạt nhựa PET để sản xuất ra vải không dệt hoặc bông nhồi, có chi phí sản xuất khá rẻ và hoàn toàn có khả năng chấp nhận giảm biên lợi nhuận để tăng giá thu mua phế liệu.
Trong bối cảnh đó, Syre có thể hướng đến nguồn đầu vào dồi dào, ít bị cạnh tranh hơn, bao gồm phế liệu sau tiêu dùng và phế liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, trong khi phế liệu sau tiêu dùng (tức hàng dệt may đã qua sử dụng) chưa được thu gom hiệu quả, việc nhập khẩu phế liệu dệt may cũng đang bị hạn chế tại Việt Nam.
Lấy dẫn chứng về một số nền kinh tế như Bangladesh, Ấn Độ đã cho phép nhập khẩu phế liệu dệt may để tái chế, GIZ đề xuất Việt Nam có thể áp dụng chính sách tương tự để "mở đường" cho các dự án tái chế dệt may hiện đại.
H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam
Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới
Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.
Thách thức của nhà tái chế
Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.
Công bố thêm 28 nhà tái chế đủ năng lực
Bộ Tài nguyên và môi trường công bố thêm 28 nhà tái chế có đủ năng lực để hỗ trợ doanh nghiệp thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Giá vàng hôm nay 13/6: Trung Đông 'dậy sóng', vàng phi nước đại
Giá vàng hôm nay 13/6 tăng 1 - 1,5 triệu đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn giữa căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?