Quốc tế

Những rủi ro của chủ nghĩa bảo hộ

Linh Lan Thứ ba, 24/10/2017 - 15:33

Việc sử dụng các biện pháp thương mại sẽ không 'chặn đường sống' của khu vực xuất khẩu ở các thị trường mới nổi, nhưng mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là nếu các quốc gia có liên quan cảm thấy bị bắt buộc phải áp dụng thuế quan.

Ảnh: The Economist

Sau 8 tháng nhậm chức, lập trường thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ không ảnh hưởng quá tiêu cực đến các thị trường mới nổi như nhiều người lo ngại. 

Mặc dù đã tuyên bố hùng hồn trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, nhưng ông vẫn chưa áp thuế 35% đối với các công ty Mỹ đặt tại Mexico hoặc 45% thuế cho hàng hoá nhập từ Trung Quốc. Ông cũng chưa rút Mỹ khỏi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Cho đến nay, thế giới chưa phải chịu đựng một cuộc chiến tranh thương mại nào. Các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã áp đặt khoảng 11 hạn chế thương mại mới mỗi tháng trong vòng 7 tháng tính tới giữa tháng 5/2017, mức thấp nhất kể từ năm 2008. Họ cũng đã bắt đầu thực hiện 25 biện pháp "thương mại" như thuế chống bán phá giá và trợ cấp đối với hàng nhập khẩu, chính sách nhằm đòi bồi thường cho những hoạt động thương mại không công bằng (thay vì hạn chế thương mại tự do).

Tuy nhiên, thương mại thế giới không có chỗ cho sự chủ quan. Đôi khi những thiệt hại mà ông Trump gây ra cho hệ thống thương mại toàn cầu được đo lường không phải so với hiện trạng mà là những gì ông đã làm. Ví dụ, trong tuần làm việc đầu tiên của mình tại Nhà Trắng, ông đã rút Mỹ khỏi Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại và đầu tư với 11 quốc gia khác. 

Theo tính toán của ông Peter Petri thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson và Michael Plummer của Đại học Johns Hopkins, thỏa thuận này có thể đã đóng góp thêm 8% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2030 và tương tự với mức tăng trưởng của nền kinh tế Malaysia.

Ông Trump cũng đã âm thầm làm suy yếu WTO và các nguyên tắc đa phương mà tổ chức này đại diện. Chính phủ của ông đã tiến hành một cuộc điều tra về lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, viện dẫn những quy định luật pháp cũ của Mỹ mà WTO muốn thay thế. Và ông đã từ chối bắt đầu quá trình bổ nhiệm thẩm phán mới cho các tòa án thương mại.

Thay vì áp đặt mức thuế cao đối với toàn bộ các nền kinh tế, chính quyền của ông Trump đã chuyển sang các biện pháp nhằm vào các mục tiêu cụ thể hơn, chẳng hạn như thuế chống bán phá giá bởi những biện pháp "thương mại" này có thể được triển khai mà không vấp phải sự phản đối của Quốc hội.

Tuy nhiên, nhu cầu đối với các sản phẩm bị bán phá giá hoặc trợ cấp chiếm 3,8% lượng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ vào cuối năm 2016, theo tính toán của Chad Bown thuộc PIIE. Các cuộc điều tra đang được tiến hành cho biết con số có thể tăng gấp đôi, lên 7,4%.

Không phải tất cả các biện pháp chống lại toàn cầu hóa đều sẽ được áp dụng cho các nền kinh tế mới nổi. Mối đe dọa của các biện pháp hạn chế về thép đã tạo ra mối nguy đối với Liên minh châu Âu và Canada còn lớn hơn so với Trung Quốc. Và các mục tiêu bị ảnh hưởng của thị trường mới nổi đã trở nên rõ ràng hơn. Các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đã quen với chủ nghĩa bảo hộ như vậy. Vào cuối năm ngoái, nước này phải chịu 139 biện pháp tương tự, ảnh hưởng đến 9,2% doanh số bán hàng ở Mỹ.

Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp thương mại sẽ không 'chặn đường sống' cho khu vực xuất khẩu của thị trường mới nổi, nhưng mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là nếu các quốc gia có liên quan cảm thấy bị bắt buộc phải áp dụng thuế quan.

Nền kinh tế mới nổi có nguy cơ cao nhất từ chính sách hạn chế thương mại của ông Trump vẫn là Mexico. Nước này hiện đang bị mắc kẹt trong một cuộc đàm phán khó khăn (NAFTA). Mỹ muốn thắt chặt các quy tắc xuất xứ của hiệp định và bổ sung các quy định chống lại các hành vi thao túng tiền tệ. 

Mỹ cũng muốn tìm kiếm một bên thứ ba để áp đặt thuế đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá hoặc trợ cấp, và muốn các tòa án Mỹ, chứ không phải các ủy ban của NAFTA, giải quyết các tranh chấp về thương mại và đầu tư. Những biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp Mũ giảm mức thâm hụt thương mại lớn hiện nay với các nước thành viên hiệp định, Mexico và Canada.

Thương mại toàn cầu phục hồi bất chấp lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ

Thương mại toàn cầu phục hồi bất chấp lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ

Quốc tế -  7 năm

Việc ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ đã làm dấy lên những cảnh báo về những cuộc chiến thương mại và việc chấm dứt toàn cầu hoá.

Nhật, Trung, Hàn cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ của tổng thống Trump

Nhật, Trung, Hàn cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ của tổng thống Trump

Quốc tế -  7 năm

Các nhà lãnh đạo tài chính của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhóm họp nhằm xây dựng lập trường vững chắc trong việc phản đối các chính sách bảo hộ được tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  8 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Leader talk -  10 giờ

Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  10 giờ

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  10 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  11 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  11 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.