Ninh Bình sắp đón dự án điện linh hoạt nghìn tỷ
Tổng công ty phát điện 3 (Genco3) đang đẩy nhanh kế hoạch đầu tư dự án điện linh hoạt trị giá hơn 5.000 tỷ đồng trên nền tảng nhiệt điện Ninh Bình.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề nghị Bộ Công thương một số nội dung liên quan đến Nhiệt điện Ninh Bình – nhà máy điện than có tuổi đời hơn 50 năm nằm tại trung tâm TP. Ninh Bình.
Cụ thể, tỉnh mong muốn Bộ Công thương chỉ đạo, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN sớm xây dựng phương án dừng hoạt động nhà máy này, tạo điều kiện cho tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo theo Quy hoạch đô thị Ninh Bình thời kỳ mới.
Đồng thời, Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng đồng ý và bổ sung dự án nhà máy điện linh hoạt ICE 300MW tại huyện Kim Sơn vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021-2030 để triển khai gắn với lộ trình dừng nhiệt điện Ninh Bình hiện hữu.
Trước đó, việc dừng vận hành nhiệt điện Ninh Bình đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương hồi tháng 12/2022. Đồng thời, Quy hoạch điện VIII ban hành tháng 5/2023 cũng có chủ trương dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.
Đây chính là cơ sở để tỉnh phối hợp Genco3 và Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình (chủ đầu tư nhà máy hiện hữu) nghiên cứu phát triển dự án điện linh hoạt ICE để “trám” cho nhiệt điện Ninh Bình dừng vận hành.
Giai đoạn 2023-2024 chứng kiến nhiều lần UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị Bộ Công thương bổ sung dự án điện khí linh hoạt 300MW vào Kế hoạch thực hiện điện VIII.
Tuy nhiên, bản Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 4 năm trước chỉ nêu: “Dự kiến đến năm 2030 phát triển 300MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có” – tức chưa cụ thể vị trí cho loại hình nguồn điện này.
Tới tháng 12/2024, Thủ tướng phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII, trong đó đã có dự án điện khí linh hoạt 300MW tại Ninh Bình trong danh mục.
Hiện tại, bản kế hoạch này tiếp tục đang trong quá trình điều chỉnh, cân đối theo yêu cầu của Thủ tướng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, chống lãng phí, khắc phục các bất cập, tồn tại đã được chỉ ra trong thời kỳ thực hiện hai bàn quy hoạch VII và VII điều chỉnh trước đó.
Vận hành thương mại chính thức từ năm 1974 với công nghệ cũ, lạc hậu, công suất 100MW, hiện khu vực nhà máy nhiệt điện Ninh Bình đang được quy hoạch thành khu lâm viên núi Cánh Diều kết hợp dịch vụ thương mại tổng hợp và dân cư.
Giữ vai trò chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình là công ty con của Genco3.
Đầu năm nay, Nhiệt điện Ninh Bình (NBP) chứng kiến xáo trộn mạnh trong cơ cấu cổ đông, khi Công ty TNHH Năng lượng REE (REE Energy) thoái toàn bộ 3,5 triệu cổ phiếu NBP – tương ứng tỷ lệ sở hữu gần 29,5%.
Ngay khi có thông tin REE (cổ đông lớn thứ hai xếp sau Genco3 với tỷ lệ nắm giữ trên 50%) muốn rút vốn và giao dịch diễn ra thành công với trị giá gần 37,9 tỷ đồng, cổ phiếu NBP đã “nằm sàn” với chỉ 3.200 cổ phiếu được khớp lệnh (hôm 17/1/2025) và tới nay chưa có dấu hiệu trở lại đường đua.
Cùng thời điểm chứng kiến rút lui của REE, NBP đón nhận một tên tuổi khác trở thành cổ đông lớn là Công ty CP dịch vụ vận tải Thuận Hải. Với việc ôm trọn gần 3,2 triệu cổ phiếu, Công ty của Chủ tịch Nguyễn Quốc Mến chính thức nắm giữ gần 25% tỷ lệ sở hữu NBP từ 17/1 vừa qua.
Được đánh giá là làn gió mới trong mạch đập NBP (cổ đông lớn thứ hai sau Genco3), Công ty CP dịch vụ vận tải Thuận Hải ra đời năm 2017 với số vốn điều lệ hiện hữu 60 tỷ đồng. Hiện tại, Chủ tịch Nguyễn Quốc Mến đang nắm giữ vai trò đại diện pháp luật Công ty CP khí hóa lỏng và năng lượng Hà Tĩnh cũng như Công ty CP tư vấn và xây dựng Phú Xuân.
Năm trước, Genco3 cùng Tập đoàn Wartsila Phần Lan đề xuất tỉnh Ninh Bình phát triển dự án nhà máy điện linh hoạt trên cơ sở thay thế nhà máy nhiệt điện than Ninh Bình.
Việc này khởi phát từ gần một năm trước, khi Quy hoạch điện VIII mới được phê duyệt vài tháng, Wartsila đã nhanh chóng ngỏ lời UBND tỉnh về đầu tư xây dựng nhà máy điện linh hoạt ICE công suất 300 MW với 17 tổ máy.
Dự kiến, nhà máy sẽ đặt tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng. Nhà máy mới sẽ sử dụng nhiên liệu sạch và bền vững (LNG và hydrogen trong tương lai) với vị trí địa điểm cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng tới đời sống và phát triển du lịch của địa phương.
Gần đây nhất, hồi tháng 10/2024, việc hợp tác giữa Wartsila và GENCO3 tỏ ra khả quan khi ghi nhận một số bước tiến mới trong dự án chuyển đổi nhà máy nhiệt điện Ninh Bình sang công nghệ điện linh hoạt ICE.
Trao đổi tại cuộc làm việc với Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long, ông Frederic Carron, Phó chủ tịch Tập đoàn Wartsila cho biết, công nghệ điện khí linh hoạt của Wartsila phù hợp với mục tiêu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam do có thể đáp ứng khả năng tạo nguồn điện nền linh hoạt bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
Đồng thời, công nghệ này cũng có khả năng chuyển đổi dần từ sử dụng khí LNG sang dung Hydrogen xanh, giúp đảm bảo cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.
Về phía Genco3, Tổng giám đốc Lê Văn Danh trình bày chi tiết về kế hoạch chuyển đổi nhà máy, trong đó nhấn mạnh các lợi ích mang lại về kinh tế, chuyển đổi xanh cũng như giải quyết việc làm cho hàng trăm người lao động sau khi đóng cửa Nhiệt điện Ninh Bình hiện hữu.
Tổng công ty phát điện 3 (Genco3) đang đẩy nhanh kế hoạch đầu tư dự án điện linh hoạt trị giá hơn 5.000 tỷ đồng trên nền tảng nhiệt điện Ninh Bình.
Sau nhiều năm theo đuổi các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, Corio Generation vừa ký biên bản ghi nhớ với EVNGENCO3 để cùng phát triển loại hình năng lượng này.
Ban lãnh đạo REE cho biết 2024 là năm bản lề để mảng cơ điện lạnh xác định phương hướng kinh doanh mới trong mở rộng lĩnh vực hoạt động và nâng cao vị thế cạnh tranh; chuẩn bị đón sóng phục hồi của nền kinh tế.
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.