Tập đoàn TH bàn về vai trò nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới
Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An đã cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới.
Trước dòng chảy tất bật của thời cuộc, vị doanh nhân kỳ cựu Kao Siêu Lực cũng phải thay đổi tư duy kinh doanh để không bị nhấn chìm, tuy nhiên, có một thứ ở ông không bao giờ thay đổi, đó chính là triết lý sống: chậm mà chắc.
Với nhiều người, câu chuyện kinh doanh là ra tranh đấu với xã hội, giành giựt từng đơn hàng với đối thủ nhưng với ông chủ ABC Bakery, kinh doanh chính là quá trình hoàn thiện bản thân, mỗi thành tựu nhỏ của ông trong việc kiềm chế cơn nóng giận, tin tưởng vào bản thân và luôn nằm lòng câu nói “chậm mà chắc” sẽ tạo nên những thành quả tương xứng.
Tại buổi chia sẻ với các doanh nhân trẻ của Hội doanh nhân trẻ TP.HCM (YBA) hôm 10/1, ông Kao Siêu Lực tự nhận mình là người có “số khổ”, vất vả từ lúc thơ bé và cho đến tận bây giờ đã 56 tuổi.
Ông Kao Siêu Lực sinh ra tại Campuchia, trong một gia đình nông dân đông con gốc Hoa. Sau đó, cả gia đình ông phải chạy nạn sang Việt Nam để tránh Pol Pot – Khmer Đỏ. Những ngày đầu tiên của cậu bé Lực ở Việt Nam là những trải nghiệm khó quên, bởi ngay cả công việc đơn giản nhất là bốc vác ông cũng không thể làm được vì không biết nói tiếng Việt.
Trong những ngày tháng thất nghiệp đó, nhắm rằng mình không thể làm công với vốn liếng tiếng Việt bập bẹ như thế này, ông chuyển sang buôn bán cho người Hoa và sau khi rành tiếng Việt hơn thì mở rộng bán cho người Việt. “Tôi chỉ có 2 bàn tay trắng lúc khởi nghiệp ở Việt Nam với 3 không: không tài sản – tiền bạc, không bà con – bạn bè và không biết nói tiếng Việt”, ông Lực hồi tưởng.
Ông Lực đến với nghề bánh mì cũng hết sức tình cờ, những ngày đầu vào đời làm ăn, ông bán gạo, sau đó chuyển sang bán bột mì rồi từ đó mới làm bánh mì. Những ngày đầu mở tiệm, do không biết nghề, ông phải thuê nhân công về làm bánh. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nhiều lần, những người thợ đó làm sai, khiến ông nóng giận, tính bỏ cuộc.
Tuy nhiên, ông Lực kể, một ngày nọ, cảm thấy chỉ mới có chút chuyện như vậy mà mình đã tính bỏ cuộc là “hèn” và để hạn chế nóng giận rồi quát nạt thợ, ông quyết tâm… tự học làm bánh.
Bây giờ, chỉ cần có tiền và thời gian, bạn có thể học làm bánh mì ở lớp học chuyên nghiệp, trên mạng hoặc qua bạn bè; nhưng cách đây vài chục năm, thời mà ông Lực bắt đầu học làm bánh, thì đó là một nhiệm vụ hết sức gian nan.
Người thợ làm bánh mà ông Lực thuê về để ông có thể học theo, đã dùng đủ mọi “thủ đoạn” nhằm giấu nghề, ngay cả khi anh ta chỉ là người làm thuê còn ông là chủ. Chỉ khi ông Lực ‘chơi chiêu’, cân đo đong đếm chính xác từng gam nhỏ nguyên liệu trước khi người thợ đó đến và sau khi hoàn tất công việc, thì ông mới học được bí quyết – liều lượng từng nguyên liệu để làm ra một cái bánh mì thông qua chênh lệch trọng lượng.
Theo nhìn nhận của ông Lực, kinh doanh là một con đường gian khó, luôn có những ngọn núi xuất hiện trước mặt các doanh nhân và để vượt qua những ngọn núi đó, trước hết người doanh nhân phải vượt qua chính mình.
Năm 2007, những tưởng mình và cả gia đình sắp được hái quả ngọt sau bao năm vất vả chăm chút cho Đức Phát, thì ông cùng vợ ra tòa li dị và ông gần như trắng tay lần nữa.
“Tôi phải cảm ơn vợ trước của tôi, vì nhờ bà ấy mà tôi nhận ra sai lầm chí tử của bản thân là không biết gì về công việc tài chính – kế toán”, ông chủ ABC Bakery bộc bạch.
Sau kinh nghiệm xương máu đó, ông đã tự coi sổ sách tài chính – kế toán của ABC và cả hành chính. Ông thú nhận, thật ra những công việc đó không khó như ông tưởng tượng, vì “tất cả đã có bài toán – công thức, mình chỉ thực hiện theo là được”.
Công việc kinh doanh chưa bao giờ ngừng thử thách niềm tin của ông vào bản thân, khi hết vấn đề ở chỗ sổ sách kế toán lại đến vấn đề công nghệ.
Như mọi doanh nghiệp khác tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, ông Lực cũng đã đầu tư nhiều máy móc công nghệ vào việc sản xuất làm bánh. Như mọi doanh nhân của thế hệ ông, ông Lực định trao những thiết bị mới đó vào tay những thợ làm bánh giàu kinh nghiệm với suy nghĩ “kinh nghiệm kết hợp công nghệ sẽ cho ra kết quả mỹ mãn”, nhưng hiện thực ngược lại.
Những người thợ lành nghề nhiều tuổi cảm thấy không quen và không thể hòa hợp với máy móc mới, họ nói với ông Lực là ‘thà để tôi làm thủ công còn hơn đi bấm máy’. Ngay lúc nghe những phản hồi như vậy, ông biết mình đã sai ở đâu đó và cần tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề.
Lần này, ông Lực chuyển hướng sang sử dụng thợ trẻ, những người mới 18 tuổi đến 20 tuổi và ông đã thành công, lực lượng trẻ này thao tác với máy mới rất tốt.
Có 2 nguyên nhân khiến giải pháp mới của ông Lực hiệu quả: đầu tiên, với những người thợ lành nghề lương cao, lời hứa hẹn “sẽ cộng thêm 2 triệu đồng sau khi thành thạo công nghệ ở thiết bị mới” không hấp dẫn như với các bạn trẻ chập chững vào nghề lương thấp; thứ hai, những người thợ lành nghề như cái CPU đã bị đầy, không thể dung nạp thêm những kiến thức mới, còn những thợ trẻ là ‘sản phẩm’ của thời công nghệ, họ tiếp thu rất nhanh.
Mặt khác, ông Lực không hề sa thải những nhân viên kỳ cựu, mà điều họ qua làm công việc khác thích hợp hơn như kiểm tra các mẻ bánh, nếu có vấn đề gì về chất lượng hoặc mẫu mã sẽ báo để các thợ trẻ điều chỉnh lại thiết bị.
Thế nên, với ông Lực, kinh doanh thời nào cũng khó, chứ không phải bây giờ khó hơn hồi xưa, nếu ai đó nghĩ vậy là do họ không đuổi kịp thời cuộc. Đồng ý, thế hệ doanh nhân trẻ sau này luôn là những đối thủ đáng gờm, khi họ biết vận dụng công nghệ để tạo ra những thị trường mới hoặc đột phá thị trường cũ, song ai cũng có cơ hội của mình.
Ví dụ, lúc những doanh nghiệp lớn của nước ngoài như KFC, Lotteria vào Việt Nam, nhiều người lo sợ nghề làm bánh ở Việt Nam sẽ không sống được, do đối thủ quá mạnh. Nhưng dưới góc nhìn của ông Lực, sự có mặt của họ tại Việt Nam là cơ hội cho những công ty như ABC và sự thật chứng minh nhận định của ông Lực là đúng, khi doanh nghiệp này đang là nhà gia công cho nhiều chuỗi cửa hàng – siêu thị bán bánh mì, trong đó có KFC và Lotteria.
Với 2 lần startup thành công, lời khuyên của doanh nhân gốc Hoa này với các startup Việt là “thất bại là mẹ thành công” và đừng sợ té, hãy vững tin vào bản thân mình, chậm mà chắc.
“Cá tính của tôi là làm chậm, phát triển chậm nhưng vững chắc. Lúc công ty của tôi gặp khó khăn, tôi vẫn không vay ngân hàng, mặc dù lúc đó các ngân hàng sẵn sàng cho tôi vay.
Không như các doanh nghiệp khác, ABC tăng cửa hàng rất chậm, do tôi muốn mua đứt bất động sản xong mới mở cửa hàng chứ không muốn thuê. Tôi không muốn rơi vào tình trạng phải ‘làm công’ cho ngân hàng và chủ cho thuê nhà. Bây giờ, khi bất động sản của TP. HCM trở nên nóng sốt, giá trị của các bất động sản mà tôi mua đã cao hơn giá trị bánh có trong cửa hàng”, ông Kao Siêu Lực chia sẻ.
Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An đã cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới.
Quỹ KKR đã rót hơn 2 tỷ USD vào Việt Nam thông qua các khoản đầu tư vào các tập đoàn ở nhiều lĩnh vực quan trọng như tiêu dùng, y tế, bất động sản.
Dù vẫn còn hạn chế nhưng với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và sự điều tiết hiệu quả từ Nhà nước, thị trường bất động sảnh hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025.
Dự án Thành phố mới Đông Nam ở Bắc Ninh được phát triển theo mô hình K-City của Hàn Quốc.
Hà Nội “khát” điểm đỗ xe, cư dân nhiều khu vực phải gửi xe vào các bãi đỗ tạm bợ, thậm chí tràn vỉa hè. Chính vì thế, những dự án có hạ tầng nội khu tốt, đặc biệt cung cấp hầm đỗ xe thông minh quy mô như Hanoi Melody Residences cực kỳ nổi bật trên bản đồ các dự án mới.
Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là “toạ độ vàng”.
VinFast cùng PVI, Bảo Việt, BIC, VBI, PTI, BSH và VNI đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt phương án bảo hiểm cho khách hàng.