Giá nhà ở Hà Nội, Sài Gòn cùng hạ nhiệt
Theo Savills Việt Nam, trong quý II/2017, chỉ số giá nhà ở tại cả 2 thị trường Hà Nội và TP. HCM đều tăng trưởng chậm lại, có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ 2016.
Công ty TDS, chủ đầu tư dự án Thảo Điền Sapphire đã có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án.
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị UBND thành phố xem xét đơn xin cứu xét của Công ty CP TDS, chủ đầu tư dự án khu dân cư thấp tầng Thảo Điền (dự án Thảo Điền Sapphire - phường Thảo Điền, quận 2, TP. HCM).
Nguyên nhân vụ việc là do công ty này đã tổ chức thi công xây dựng mới công trình Thảo Điền Sapphire sai nội dung Giấy phép xây dựng số 95/GPXD ngày 18/06/2015 của Sở Xây dựng TP. HCM và bị xử phạt 1 tỷ đồng, đồng thời buộc tự phá dỡ phần công trình sai phạm.
HoREA cho biết, sau khi nghiên cứu hồ sơ trình bày của Công ty TDS, hiệp hội nhận thấy Công ty TDS đã có sai phạm trong hoạt động xây dựng, song có một số tình tiết đáng được quan tâm xem xét.
Theo HoREA, khu đất dự án có diện tích 27.018,4m2 theo hình thức sử dụng đất là sử dụng riêng trên toàn bộ diện tích này đến ranh mép bờ cao sông Sài Gòn. Cơ cấu sử dụng đất ở là 15.232,1 m2, chiếm tỷ lệ 56,4%; đất trong hành lang bảo vệ bờ sông, rạch là 11.786,3 m2, chiếm tỷ lệ 43,6%; đất giao thông hành lang ven rạch Ông Hóa là 540,7 m2 chiếm tỷ lệ 2%.
Từ đầu năm 2016, Công ty TDS đã đề nghị xin tạm sử dụng một phần hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn để xây dựng công trình phụ tại dự án Thảo Điền Sapphire. Văn phòng UBND TP. HCM đã có phiếu chuyển giao Sở Quy hoạch kiến trúc phối hợp với UBND quận 2 kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết đề nghị của Công ty TDS.
Cũng theo HoREA, Công ty TDS đã có sai phạm khi xây dựng các bể bơi (công trình thể dục, thể thao) của dự án trong hành lang bảo vệ sông Sài Gòn mà chưa có sự chấp thuận của UBND thành phố, nhưng với chính sách quy định tại Quyết định 22/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố, hiệp hội có đề nghị UBND thành phố xem xét lại theo hướng hỗ trợ cho Công ty TDS.
Theo đó, Khoản 3.3, Điều 5, Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh rạch, mương và hồ công cộng của UBND TP. HCM đã cho phép xây dựng tạm thời các công trình thuộc: "Nhóm công trình phục vụ hoạt động dịch vụ có thời hạn: thời hạn sử dụng tối đa là 3 năm. Chủ đầu tư công trình này phải tự tháo dỡ, không bồi thường khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình: Triển lãm ngoài trời, khu vui chơi giải trí ngoài trời, biển quảng cáo, chợ hoa tết; Các điểm cà phê, giải khát ngoài trời, các điểm kinh doanh phục vụ du lịch; Khu thể dục - thể thao. Đối với công trình có thời hạn sử dụng dưới 30 ngày, UBND quận - huyện xem xét, quyết định; Đối với công trình có thời hạn sử dụng từ 30 ngày trở lên, UBND quận - huyện chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc xem xét, trình UBND thành phố quyết định".
Tại khoản 3.4 cũng đã quy định: "3.4 Các công trình xây dựng trên hành lang bảo vệ trên bờ, trước khi xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định".
Về vấn đề này, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 376/TTr-KNTC ngày 5/7/2017 gửi Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh xem xét việc "Công ty TDS đề nghị Thanh tra Bộ, UBND thành phố xử lý phần diện tích vi phạm theo hướng cho phép Công ty được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 9 điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ.
HoREA cho biết, hiện nay, Công ty TDS đã tháo dỡ 4 trong số 14 hồ bơi và câu lạc bộ xây dựng sai phép và đang tiếp tục tháo dỡ phần xây dựng sai phép còn lại. Do đó, HoREA đề nghị UBND thành phố xem xét lại đơn xin cứu xét của Công ty TDS theo hướng cho phép các công trình xây dựng sai phép này được tồn tại để tăng thêm tiện ích cho khu dân cư.
Công ty TDS sẽ phải nộp lại số lợi có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép và sau này nếu thành phố triển khai các công trình phục vụ lợi ích công cộng thì Công ty TDS phải tự tháo dỡ các công trình này khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Về vấn đề này, trao đổi với TheLEADER, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, để đi đến kiến nghị này, hiệp hội đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ dự án, đồng thời dựa trên tinh thần hoàn toàn khách quan.
Theo ông Châu, Nghị định 121 của Chính phủ về xử lý vi phạm xây dựng quy định, sau khi công ty xử phạt hành chính thì có thể cho phép công trình tồn tại nếu công trình đáp ứng ba điều kiện: không nằm trên ranh đất hợp pháp, không lấn chiếm những công trình lân cận nhưng phải chịu nộp lại số lợi có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép.
"Quan điểm của hiệp hội là đã sai thì phải bị xử lý, tuy nhiên khi xử lý cũng cần dựa trên cái lý, cái tình. Như vậy, việc để dự án Thảo Điền Sapphire được nộp phạt cho tồn tại là đúng theo quy định của pháp luật”, ông Châu nói.
Được biết, trước kiến nghị của HoREA, UBND TP.HCM cũng đã có Văn bản số 11761 ngày 8/9/2017 gửi Sở Xây dựng về việc xử lý công văn của HoREA liên quan đến đơn xin cứu xét của Công ty CP TDS, chủ đầu tư dự án Khu dân cư thấp tầng Thảo Điền, quận 2.
Sau khi xem xét, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo giao Sở Xây dựng có ý kiến tham mưu qua đề xuất, kiến nghị của HoREA và ý kiến của Công ty CP TDS về việc cưỡng chế tài khoản ngân hàng, dự thảo văn bản trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
Theo Savills Việt Nam, trong quý II/2017, chỉ số giá nhà ở tại cả 2 thị trường Hà Nội và TP. HCM đều tăng trưởng chậm lại, có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ 2016.
Quan điểm của ông Đực là mô hình mới này vẫn chưa được cấp phép và ảnh hưởng lớn đến hạ tầng xây dựng cũng như hạ tầng xã hội khu vực dự án tại TP. HCM nói riêng và trên cả nước nói chung.
Thông qua thâu tóm cổ phần của các đối tác trong nước, Keppel Land đã sở hữu 20 dự án bất động sản với tổng cộng 25.000 căn nhà ở Việt Nam.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.