Mỹ có thể phải ‘chơi một mình’ tại G7 sắp tới
Những xung đột thương mại thời gian gần đây khiến chính đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ quay lưng lại với quốc gia này.
Hội nghị thượng đỉnh G7 đã kết thúc nhưng mối đe dọa mới của cuộc chiến thương mại lại bắt đầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ tuyên bố chung.
Chỉ vài phút sau khi tuyên bố chung được thông qua bởi các nhà lãnh đạo nhóm nước G7, ông Donald Trump cho biết Mỹ sẽ không phê chuẩn và đồng ý.
Trên trang Twitter cá nhân của mình, ông Trump không chỉ đả kích các đồng minh vì đối xử không công bằng với Mỹ mà còn đưa ra nhiều lời chỉ trích thẳng thừng đối với Thủ tướng CanadaTrudeau.
"Dựa trên những tuyên bố sai lầm của ông Justin trong cuộc họp báo, và dựa vào thực tế mức thuế ngất ngưởng Canada đang áp dụng đối với nông dân, công nhân và công ty Hoa Kỳ, tôi chỉ đạo các đại diện Mỹ không phê chuẩn tuyên bố chung trong khi xem xét tăng thuế với sản phẩm ô tô đang ngập tràn thị trường Mỹ", ông Trump viết.
“Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã hành động quá mềm yếu trong suốt cuộc gặp gỡ G7 và chỉ tổ chức họp báo mới sau khi tôi rời đi cùng với lời nói rằng ông ấy sẽ không bị bắt nạt. Thật sự thiếu trung thực và đầy yếu ớt".
Theo thông tin từ CNN, tuyên bố chung của G7 năm nay bao gồm nhiều vấn đề ưu tiên như thương mại, phát triển kinh tế, an ninh quốc gia và phát triển bền vững. "Chúng tôi đều biết rằng, thương mại, đầu tư tự do, công bằng và cùng có lợi là những động lực chủ chốt cho sự phát triển", tuyên bố có viết.
Trước đó, ông Trudeau gọi quyết định áp thuế vì lý do an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ là hành động "xúc phạm" những cựu chiến binh Canada từng chiến đấu cùng Mỹ trong các cuộc xung đột kể từ Thế chiến I.
Sau khi ông Trump bày tỏ sự giận dữ của mình trên trang Twitter, phía Canada đã có lời hồi đáp: "Chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào tất cả những gì chúng tôi đã hoàn thành tại Hội nghị thượng đỉnh G7".
Căng thẳng bùng nổ và việc tuyên bố chung bị sụp đổ cho thấy nguy cơ đe dọa từ Mỹ đang lớn hơn bao giờ hết với dấu hiệu về thuế nhập khẩu ô tô. Điều này sẽ ảnh hưởng lên các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là Đức và Canada, những nhà cung cấp nhiều sản phẩm cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ông Trump đã bỏ giữa chừng Hội nghị G7, không tham gia vào các phiên thảo luận về biến đổi khí hậu, bảo vệ biển, phát triển năng lượng tái tạo và hiện chưa có nguyên nhân chính thức nào được đưa ra từ phía Nhà Trắng.
Vị tổng thống này sau đó đã tiếp tục bay thẳng tới Singapore để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến diễn ra vào ngày 12 tới.
Những xung đột thương mại thời gian gần đây khiến chính đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ quay lưng lại với quốc gia này.
Tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và nhóm nước G7 trong năm 2017 đạt 113 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước 2016 và chiếm hơn ¼ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.