Leader talk

Oxfam đề xuất 8 ý tưởng để nền kinh tế APEC "không ai bị tụt lại phía sau"

Babeth Ngọc Hân Lefur Thứ hai, 30/10/2017 - 10:51

Các nhà lãnh đạo APEC đều nhất trí rằng tăng trưởng bao trùm cần phải là trọng tâm thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh 2017 tại Việt Nam.

Theo bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Oxfam tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo APEC đều nhất trí rằng tăng trưởng bao trùm cần phải là trọng tâm thảo luận trong Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017.

Bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Oxfam tại Việt Nam.

Chỉ còn 7 ngày nữa lãnh đạo các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –Thái Bình Dương (APEC) sẽ họp mặt tại Đà Nẵng, Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, họ bị thách thức bởi chênh lệch giàu nghèo trong khu vực đang nới rộng hơn bao giờ hết. Sau nhiều thập kỷ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng, mang lại lợi ích chung cho mọi người, ngày nay Châu Á đang dần trở thành khu vực có sự phân hóa rõ ràng về kinh tế và xã hội giữa những cá nhân giàu có và người yếu thế.

Được xây dựng dựa trên các ước tính về thu nhập của hộ gia đình, tại châu Á Thái Bình Dương, hệ số Gini về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng từ 0,37 thành 0,48 trong giai đoạn 1990 -2014, tăng gần 30% trong giai đoạn chưa đầy ba thập kỷ. Cụ thể, tại Indonesia, bốn người giàu nhất có khối tài sản lớn hơn 100 triệu người nghèo nhất. 

Tại Việt Nam, thu nhập trong một năm của 210 người siêu giàu dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực. Tương tự, tại Thái Lan, 1% những cá nhân giàu có sở hữu 56% khối tài sản quốc gia. Tại Indonesia, 1% tổng dân số nắm giữ nửa tổng tài sản của toàn nước.

Có bốn nguyên nhân chính để giải thích cho vấn đề này:

Một là, mô hình kinh tế trong khu vực đang chuyển lợi ích của phụ nữ, công nhân, nông dân, ngư dân và người sản xuất nhỏ sang cho các thế lực cao hơn. Thay vì mở rộng tiếp cận đất đai và những nguồn lực sản xuất khác cho nhóm phụ nữ, công nhân và người dân nghèo, mô hình kinh tế hiện nay vẫn tiếp tục làm giàu cho một vài cá nhân thâu tóm những nguồn lực này.

Hai là, phụ nữ thường bị phân biệt đối xử trong lao động việc làm. Việc phụ nữ phải gánh chịu việc làm không được trả công và những công việc trả lương thấp đang làm trầm trọng hóa vấn đề bất bình đẳng giới. Mặc dù những công việc này là cơ sở tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng chính hệ thống mà họ đang đóng góp này lại bỏ họ tụt lại phía sau.

Ba là, nền tài khóa không công bằng mà ở đó những tập đoàn lớn và cá nhân giàu có không đóng đúng và đủ nghĩa vụ thuế, đang làm ảnh hưởng đến đầu tư công cho các dịch vụ thiết yếu. Chất lượng các dịch vụ công như chăm sóc y tế toàn dân, giáo dục và an sinh xã hội đang có dấu hiệu suy giảm, điều này làm giảm cơ hội cho thế hệ tương lai, phá vỡ vòng xoáy nghèo đói.

Bốn là, người dân không chỉ thiếu tiếp cận với mức lương thỏa đáng, nguồn lực sản xuất và dịch vụ công mà họ còn thiếu cơ hội đóng góp tiếng nói, thiếu khả năng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định. Hầu hết các quyết định về kinh tế được hình thành sau những cánh cửa kín mà thiếu hẳn cơ chế tham gia của các bên liên quan trong đó có người dân.

Các nhà lãnh đạo APEC đều nhất trí rằng tăng trưởng bao trùm cần phải là trọng tâm thảo luận trong cuộc họp thượng đỉnh lần này. Việt Nam, quốc gia chủ trì cuộc họp năm nay, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội.

Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cũng đưa ra tám đề xuất để hiện thực hóa khát vọng của APEC về tăng trưởng bao trùm như sau:

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo APEC cần nhìn nhận bất bình đẳng đang gia tăng là mối đe dọa tới sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực. Các nhà lãnh đạo nên thông qua các mục tiêu quốc gia với mốc thời gian rõ ràng để giảm khoảng cách giàu nghèo, theo những cam kết của họ tại Mục tiêu Phát triển Bền vững số 10.

Thứ hai, huy động ngân sách là yếu tố then chốt để có thể cung cấp tài chính cho các mục tiêu phát triển bền vững và dịch vụ công. Các nhà lãnh đạo APEC cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng hệ thồng thuế mà ở đó những cá nhân giàu có và tập đoàn phải đóng đúng và đủ nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời chấm dứt tình trạng trốn và tránh thuế. APEC cần thúc đẩy hợp tác trong khu vực và toàn cầu để xóa bỏ xói mòn cơ sở thuế, chuyển lợi nhuận và nâng cao khả năng quản lý thuế.

Thứ ba, các dịch vụ công thiết yếu có khả năng chuyển hóa nghèo đói, vì vậy các quốc gia nên tận dụng nền tảng APEC để tái khẳng định cam kết của mình với việc tăng nguồn lực cho các dịch vụ công thiết yếu như giáo dục, y tế và an sinh xã hội. Đặc biệt, cần tôn trọng các mục tiêu quốc tế về việc dành ít nhất 15% ngân sách để chi tiêu cho y tế và 20% ngân sách cho giáo dục.

Thứ tư, các nhà lãnh đạo APEC cần thiết lập những quy định về mức lương đủ sống và coi đây là một hợp phần chính trong chiến lược của mình nhằm thúc đẩy phát triển bao trùm và giảm chênh lệch thu nhập theo giới tính. Đồng thời, các chính phủ cần tuân thủ Tuyên bố Bali về Quyền lao động và nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Quyền Con người. 

Thứ năm, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) do phụ nữ lãnh đạo và làm chủ - APEC nên bảo đảm và mở rộng tiếp cận của phụ nữ với tín dụng và vốn; đầu tư vào việc năng cao năng lực cho phụ nữ, đặc biệt là về phát triển và quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, APEC cần khuyến khích những nền kinh tế thành viên mở rộng và phát triển các dịch vụ công hướng tới mục tiêu hỗ trợ công việc chăm sóc, giảm và tái phân bổ công việc chăm sóc không lương. Điều này sẽ tạo điều kiện để phụ nữ có thể đầu tư thời gian và công sức vào khởi xướng và quản lý doanh nghiệp cũng như mở rộng các lựa chọn về cuộc sống không chỉ ở khía cạnh kinh tế.

Thứ sáu, thúc đẩy sự tham gia trực tiếp của công dân trong các trụ cột về tăng trưởng bao trùm của APEC. Các nhà lãnh đạo APEC cần thúc đẩy sự tham gia trực tiếp và tăng quyền của công dân trong cả ba trụ cột về tăng trưởng bao trùm- bao gồm kinh tế, xã hội và tài chính. APEC có thể tạo môi trường thuận lợi để cộng đồng có thể đóng góp vào quá trình ra quyết định và đảm bảo rằng người lao động được đại diện trong các cấu trúc doanh nghiệp.

Thứ bảy, thiết lập một cơ chế tham gia cho các nhóm đối tượng khác nhau của APEC sao cho các đại diện từ các tổ chức của người dân và các nhóm xã hội dân sự có thể tham gia và đóng góp vào các tiến trình APEC. Những cơ chế này sẽ minh chứng cho cam kết của APEC về phát triển bao trùm.

Thứ tám, đo lường các tiến triển của việc giảm bất bình đẳng - Mục tiêu Phát triển Bền vững số 10 nêu rằng: Đến năm 2030, dần dần đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập ở mức cao hơn mức trung bình quốc gia cho 40% dân số có thu nhập thấp nhất. Trên cơ sở đó, các nền kinh tế thành viên APEC cần đặt những mục tiêu quốc gia rõ ràng để giảm bất bình đẳng, thu thập các dữ liệu về nhóm có thu nhập và tài sản cao nhất, nhằm đạt được Mục tiêu số 10. 


[Interactive] 21 nền kinh tế thành viên APEC

[Interactive] 21 nền kinh tế thành viên APEC

Đầu tư -  7 năm
Tìm hiểu về các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) qua các con số.
[Interactive] 21 nền kinh tế thành viên APEC

[Interactive] 21 nền kinh tế thành viên APEC

Đầu tư -  7 năm
Tìm hiểu về các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) qua các con số.
APEC, thế giới quan của Tổng thống Trump và quan hệ Mỹ - Việt

APEC, thế giới quan của Tổng thống Trump và quan hệ Mỹ - Việt

Tiêu điểm -  7 năm

Những nghi lễ long trọng và việc nhiều nhân vật quyền lực có mặt ở một địa điểm có thể làm chúng ta quên đi vài điểm mấu chốt về hội nghị APEC lần này

APEC 2017: Vận hội mới của thành phố đáng sống nhất Việt Nam

APEC 2017: Vận hội mới của thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Bất động sản -  7 năm

Sự kết hợp của sự kiện APEC và đà tăng trưởng chung của thị trường bất động sản đến thời điểm hiện tại là tiền đề vô cùng thuận lợi để duy trì và hiện thực hóa tiềm năng tăng trưởng của Đà Nẵng.

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính APEC 2017

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính APEC 2017

Tiêu điểm -  7 năm

Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tài chính các nền kinh tế APEC 2017 tập trung vào giải quyết 6 nhóm vấn đề chính...

8 nhà tài trợ đặc biệt cho APEC 2017

8 nhà tài trợ đặc biệt cho APEC 2017

Doanh nghiệp -  7 năm

Có tất cả 31 nhà tài trợ đã ký hợp đồng tài trợ bằng tiền và hiện vật cho năm APEC 2017

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  2 ngày

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  2 ngày

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  3 ngày

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Leader talk -  4 ngày

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Leader talk -  4 ngày

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

Tài chính -  3 giờ

Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

Vạn Xuân Group bắt tay đối tác Nhật khởi công dự án Happy One Sora

Vạn Xuân Group bắt tay đối tác Nhật khởi công dự án Happy One Sora

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Happy One Sora là dự án ăn hộ thứ hai được Vạn Xuân Group triển khai ở địa bàn TP.HCM sau Happy One Premier ở quận 12.

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp -  11 giờ

Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp

Doanh nghiệp -  11 giờ

Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.

Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng

Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng

Tiêu điểm -  1 ngày

Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.

Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda

Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda

Tiêu điểm -  1 ngày

Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư

Doanh nghiệp -  1 ngày

Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.