Parkson đóng cửa và cái kết buồn của mô hình bách hóa tổng hợp, trung tâm mua sắm

Tiêu Phong Thứ bảy, 03/03/2018 - 10:37

Câu chuyện thất bại của một nhà bán lẻ từng có những thành công nhất định như Parkson thật sự đánh dấu bước chuyển quan trọng của mô hình bán lẻ, khi được quyết định bởi hành vi của chính người tiêu dùng.

Parkson liên tục đóng cửa 4 trung tâm tại Việt Nam chỉ trong 3 năm. Ảnh minh họa.

Cuối tháng 1 vừa qua, Parkson Flemington đã tuyên bố đóng cửa một trung tâm thương mại của mình tại TP. HCM sau 8 năm hoạt động.

Như vậy, chỉ trong 3 năm, Parkson đã liên tiếp đóng cửa 4 trung tâm thương mại quy mô lớn gồm Parkson Keangnam (Hà Nội) vào tháng 1/2015, Parkson Paragon (quận 7, TP.HCM) tháng 5/2016, Parkson Viet Tower (Hà Nội) dừng hoạt động tháng 12/2016 và Parkson Flemington tại số 184 Lê Đại Hành, phường 15, quận 11, TP.HCM dừng hoạt động cuối tháng 1/2018.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, câu chuyện thất bại của một nhà bán lẻ từng có những thành công nhất định như Parkson thật sự đánh dấu bước chuyển quan trọng của mô hình bán lẻ, khi được quyết định bởi hành vi của chính người tiêu dùng.

Bách hóa tổng hợp nhường chỗ cho trung tâm mua sắm

Theo ông Phạm Thái Bình, Trưởng bộ phận bán lẻ, Savills TP.HCM, trong suốt gần 2 thập niên, mô hình Department Store (DS - tạm dịch: bách hóa tổng hợp) từng tạo được tiếng vang, khi giới thiệu cho người tiêu dùng tại Việt Nam những xu hướng mua sắm mới và sự gia nhập của các đơn vị nước ngoài. 

Nếu chỉ xét trường hợp của Parkson, trước khi thu hẹp mạng lưới bán lẻ của mình, đơn vị này đã có những “tháng năm rực rỡ” tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2010. Tuy nhiên, từ năm 2011 trở đi, mô hình kinh doanh theo hướng DS bắt đầu bộc lộ một vài nhược điểm, nhất là khi hình thức Shopping Mall (SM - tạm dịch: trung tâm mua sắm) kiểu mới xuất hiện, sở hữu đa chức năng từ mua sắm đến giải trí.

Theo giới quan sát, việc hành vi, thói quen lẫn năng lực, sở thích tiêu dùng của khách hàng tại các khu vực đều khác nhau và điều này ảnh hưởng mạnh đến việc vận hành của DS, vốn tuân thủ những nguyên tắc nhất định, khó thay đổi. 

Sự giới hạn về diện tích (thường dưới 20.000 m2) cũng là một điểm khó của mô hình DS, bởi không đủ để tối đa hóa, khai thác tiện ích đi kèm bên cạnh mặt hàng kinh doanh chính là thời trang và mỹ phẩm… 

Với diện tích từ 45.000 đến hơn 60.000 m2, mô hình SM (hay complex center – khu phức hợp với định nghĩa one-stop shopping – trải nghiệm mua sắm cộng thêm khu vực ăn uống, làm đẹp, siêu thị thậm chí cả trường học, ngân hàng…) trở thành lựa chọn của không chỉ riêng tín đồ mua sắm mà còn thỏa mãn các nhu cầu giải trí của các gia đình, từ trẻ em đến người lớn tuổi. 

Những nguyên nhân trên đã góp phần tạo nên sự dịch chuyển rõ rệt của người tiêu dùng từ DS sang SM. Không chỉ tại Việt Nam, mô hình DS cũng đang trở nên yếu thế tại các thị trường khác ở châu Á và cả thế giới.

Với ý kiến cho rằng, sự xuất hiện của e-commerce (thương mại điện tử - TMĐT) ảnh hưởng mạnh mẽ đến mô hình bán lẻ truyền thống thì có thể khẳng định, đây là sự thật. Tuy nhiên, nếu chỉ tính tại Việt Nam, mức độ tác động ở khoảng tương đối, bởi loại hình TMĐT vẫn chưa có nhiều đột phá ở thị trường nước ta. 

Những dịch vụ và tiện ích của TMĐT Việt Nam thời điểm này chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu mua sắm tối thiểu và làm phong phú thị trường, và vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn so với các nước phát triển. 

Nếu xét về cạnh tranh, trung tâm thương mại nói chung vẫn còn phải đối diện với thị phần hàng xách tay, gọi chung là “không chính ngạch”, từ những kẽ hở mang tính cục bộ.

Parkson đóng cửa và cái kết buồn của mô hình bách hóa tổng hợp, trung tâm mua sắm
Ông Phạm Thái Bình, Trưởng bộ phận bán lẻ, Savills TP.HCM

Tương lai của ngành bán lẻ

Trong năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 129 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm ngoái và đây là một tỉ lệ khá cao nếu so sánh với khu vực Đông Nam Á nói riêng. 

Với dân số gần 100 triệu người với gần 70% ở độ tuổi lao động, 34% sinh sống ở đô thị và GDP khoảng 2.385 USD/người (tăng 10% mỗi năm), thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng vô cùng lớn. 

Hà Nội và TP. HCM là hai đô thị phát triển nhất, với tổng số mặt bằng bán lẻ vào khoảng 2,5 triệu m2. Tuy nhiên, mật độ bán lẻ tại hai khu vực này lại thấp hơn 0,2 m2/người, thấp hơn nhiều nếu so sánh với những thành phố lớn trong khu vực như Bangkok (Thái Lan - 0,89m2), Singapore (0,75m2), Beijing (Trung Quốc - 0,65m2), Kuala Lampur (Malaysia - 0,64/m2) và Jakarta (Indonesia - 0,44m2)… Do đó, chúng ta vẫn có khoảng tăng trưởng nhanh và đáng kì vọng.

Trong giai đoạn 2018 - 2021, ước tính rằng thị trường bán lẻ có thể tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của các nhu cầu về giải trí (với mức tăng xấp xỉ 10%), tạp hóa hiện đại (tăng vào khoảng 9% hàng năm) và thời trang (tăng tầm 6% hàng năm.). 

Những dịch vụ cá nhân như gym, trung tâm thể dục, và rạp chiếu phim cũng được dự đoán mở rộng với những tiêu chuẩn cao cấp hơn. 

Những nhà phát triển nước ngoài như TCC group & Central Group từ Thái Lan, Mapple Tree & Kepple Land từ Singapore, Lotte & Emart từ Hàn Quốc, hay Aeon & Takashimaya của Nhật đều có dự định đầu tư mạnh vào Việt Nam. 

Sự tham gia của các đơn vị ngoại này cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự năng động của thị trường và mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm cũng như dịch vụ chuyên nghiệp hơn, thông qua các hoạt động M&A với những thương vụ hợp tác và sự liên kết mang tính chiến lược giữa các nhà phát triển trong và ngoài nước

Sự phát triển của các trung tâm mua sắm hoặc bán lẻ đa kênh (omni-channel) kết hợp đồng thời các ngành F&B (ẩm thực), siêu thị cao cấp, fast fashion (thời trang nhanh) hay cửa hàng đồng giá… trong thời gian tới cũng được đánh giá nhiều triển vọng, khi tích hợp các công nghệ quản lý vận hành hiện đại và công cụ tiếp thị mới một cách hiệu quả. 

Việc người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với việc sử dụng internet, thiết bị điện tử cũng như xu hướng thanh toán bằng thẻ tín dụng cùng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu cũng sẽ là những thành tố quan trọng để thúc đẩy và thay đổi thị trường bán lẻ tại Việt Nam. 

Chuyện 'cô nàng kiêu kỳ' Parkson trượt khỏi cuộc đua của những nhà bán lẻ cao cấp

Chuyện "cô nàng kiêu kỳ" Parkson trượt khỏi cuộc đua của những nhà bán lẻ cao cấp

Diễn đàn quản trị -  7 năm
Cô nàng kiêu kỳ Parkson đã ngủ quên trong chiến thắng suốt thời gian quá dài, cùng với việc không cải tiến trong hình thức kinh doanh và cách vận hành đã kéo họ trượt ra khỏi cuộc đua của những nhà bán lẻ cao cấp.
Chuyện 'cô nàng kiêu kỳ' Parkson trượt khỏi cuộc đua của những nhà bán lẻ cao cấp

Chuyện "cô nàng kiêu kỳ" Parkson trượt khỏi cuộc đua của những nhà bán lẻ cao cấp

Diễn đàn quản trị -  7 năm
Cô nàng kiêu kỳ Parkson đã ngủ quên trong chiến thắng suốt thời gian quá dài, cùng với việc không cải tiến trong hình thức kinh doanh và cách vận hành đã kéo họ trượt ra khỏi cuộc đua của những nhà bán lẻ cao cấp.
Các 'ông lớn' Nhật Bản đổ bộ, thị trường bán lẻ, tiêu dùng Việt vào cuộc đua mới

Các 'ông lớn' Nhật Bản đổ bộ, thị trường bán lẻ, tiêu dùng Việt vào cuộc đua mới

Tiêu điểm -  6 năm

Với sự góp mặt của nhiều tập đoàn danh tiếng từ Nhật Bản, cuộc đua trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngành bán lẻ và đồ gia dụng tại Việt Nam sẽ đặc biệt sôi động.

Ba xu hướng dẫn dắt sự thay đổi của thị trường bán lẻ

Ba xu hướng dẫn dắt sự thay đổi của thị trường bán lẻ

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Cushman & Wakefield, khách du lịch khao khát với các trải nghiệm mua sắm chớp nhoáng và phong phú nên cần phải tính cả sự ra đời của các địa điểm bán lẻ có thể khiến du khách dễ “quẹt thẻ tín dụng".

Thị trường bán lẻ Việt: Nguy cơ 'quân ta đánh quân mình' giành giật cơ hội

Thị trường bán lẻ Việt: Nguy cơ "quân ta đánh quân mình" giành giật cơ hội

Tiêu điểm -  7 năm

Các doanh nghiệp bán lẻ nội không chọn cách đối đầu với các nhà cung cấp ngoại mà chọn đối thủ ngang tầm hơn, dẫn đến tình trạng “quân ta đánh quân mình" để tìm cơ hội, ông Phạm Thái Bình, Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TP. HCM chia sẻ.

Bão nổi trên thị trường bán lẻ Việt Nam

Bão nổi trên thị trường bán lẻ Việt Nam

Tiêu điểm -  7 năm

Bằng nhiều cách, hàng loạt các thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam khiến cuộc đua giành thị phần trên thị trường này càng trở nên khốc liệt.

Thêm một thương hiệu Hàn Quốc gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam

Thêm một thương hiệu Hàn Quốc gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam

Đầu tư -  7 năm

Hệ thống cửa hàng GS25, được vận hành bởi liên doanh giữa GS Retail và công ty Sơn Kim, sẽ mở cửa hàng đầu tiên trong năm nay.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  20 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  25 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký

Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.