Bão nổi trên thị trường bán lẻ Việt Nam

Song Ngư Thứ ba, 08/08/2017 - 16:05

Bằng nhiều cách, hàng loạt các thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam khiến cuộc đua giành thị phần trên thị trường này càng trở nên khốc liệt.

Thị trường bán lẻ ngày càng khốc liệt.

Năm 2016, thị trường bán lẻ Việt Nam đã tăng 5 bậc lên vị trí thứ 6 về chỉ số bán lẻ toàn cầu với tổng doanh số bán lẻ cả nước đạt hơn 118 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2015.

Theo khảo sát hàng năm về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) của A.T.Kearney, năm 2016 Việt Nam chỉ đứng sau các thị trường lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Điều đó có nghĩa là tương lai sẽ còn nhiều nhà bán lẻ nước ngoài tấn công thị trường Việt Nam. A.T. Kearney dự báo mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ là phân khúc phát triển nhất trong thị trường bán lẻ, điều này một phần lý giải vì sao các “ông lớn” ngoại đổ nhiều tiền vào phân khúc này.

Bằng nhiều cách, hàng loạt các thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam khiến cuộc đua giành thị phần trên thị trường này càng trở nên khốc liệt.

Ồ ạt mở cơ sở mới

Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ kể từ 11/1/2015 khi chính thức cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Dù vậy, khi mà giờ G vẫn còn đếm lùi thì trong năm 2014, trước thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, đã có hàng loạt "cá mập" nước ngoài lên kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

Đó là Aeon (Nhật Bản) với chiến lược mở rộng thị phần đến năm 2020 sẽ có 20 trung tâm mua sắm quy mô lớn với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Lotte Mart (Hàn Quốc) cũng đã kịp thời khẳng định vị trí của mình tại Việt Nam với chiến lược đến năm 2020 sẽ có 60 trung tâm thương mại dải khắp cả nước với tổng số vốn đầu tư là 3,2 tỷ USD.

Nắm bắt cơ hội, tháng 10/2015, Emart - nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc - đã chính thức bước chân vào Việt Nam khi ra mắt khu trung tâm mua sắm trị giá 60 triệu USD tại TP. HCM.

Việc Takashimaya, một trong những nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, có mặt tại Trung tâm Thương mại Saigon Centre vào tháng 7/2016 lại càng khẳng định thêm sức hấp dẫn của “miếng bánh” bán lẻ Việt Nam là vô cùng lớn.

Cũng cần kể đến sự có mặt của các chuỗi siêu thị như Simply Mart, Circle K hay Miniso đặt chân thị trường hơn 90 triệu dân. Các nhà bán lẻ này tỏ ra khá tham vọng khi đặt mục tiêu “bành trướng” đáng kể như Simply Mart sẽ mở 20 siêu thị đến 2020 hay Miniso sẽ sở hữu 200 cửa hàng trong vòng 5 năm tới.

Cuộc đua giữa các nhà bán lẻ tiếp tục được hâm nóng khi giữa tháng 6/2017, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven của Nhật Bản đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. 7-Eleven được đánh giá là chuỗi cửa hàng tiện lợi đáng sợ nhất thế giới, cứ hai tiếng lại có một cửa hàng mới được mở ra. Theo kế hoạch 3 năm tới, 100 cửa hàng 7-Eleven sẽ được mở tại Việt Nam và 10 năm tới con số sẽ lên tới 1000.

Theo thông tin mới nhất, nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn của Hàn Quốc, Công ty bán lẻ GS Retail, đã ký một hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam là Tập đoàn Sơn Kim, để thành lập liên doanh với kế hoạch mở cửa hàng GS25. Việt Nam sẽ là thị trường đầu tiên của GS25 tại thị trường nước ngoài, và cửa hàng đầu tiên được mở cửa trước cuối năm.

Dù thị trường bán lẻ Việt Nam đang dần cạnh tranh gay gắt hơn, có những kẻ đã ra đi, nhưng người đến vẫn không ít. Ngay cả FamilyMart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản, dù đang thua lỗ lớn, vẫn kiên trì ở lại, thì điều đó có nghĩa, sẽ còn nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ tìm đến Việt Nam.

"Cáo gửi chân" và thâu tóm

Không chỉ đua nhau mở các cơ sở mới, các nhà bán lẻ ngoại chọn con đường thâm nhập thị trường nhanh hơn và tiết kiệm hơn thông qua các thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập). Năm 2016 M&A trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là sôi động nhất với giá trị chiếm tới 38,46% tổng giá trị các thương vụ.

Đầu tháng 5/2016, Tập đoàn Central Group của Thái Lan đã khuấy động thị trường bán lẻ Việt khi chi 1,05 tỷ USD để mua lại hệ thống Big C từ Casino Group (Pháp). Trước đó, TCC Holdings, một tập đoàn khác từ Thái Lan, cũng đã thâu tóm toàn bộ chuỗi hệ thống Metro Vietnam Cash & Carry với giá trị thương vụ là 800 triệu USD.

Không chỉ Thái Lan, các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang ráo riết lên kế hoạch xâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Thông tin từ RECOF Nhật Bản cho biết, Uniqlo sắp vào Việt Nam, hệ thống chuỗi cửa hàng Muji Muji cũng đang có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam. Một gương mặt khác là hãng bia Asahi vẫn tiếp tục theo rất sát vụ mua cổ phần của Sabeco...

Đáng chú ý, sau chiến dịch thâu tóm các hãng bán lẻ Việt Nam, các đại gia ngoại tiếp tục mua vào cổ phần, cổ phiếu và bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việt mới bán vốn lần đầu. Đây được xem là hướng đi chiến lược nhằm tìm hiểu thị trường, mua lại thương hiệu, kiếm lợi trước khi chính thức đặt chân kinh doanh ở Việt Nam.

Minh chứng là thời gian qua, các doanh nghiệp Thái đã tham gia vào các thương vụ mua bán như Vinamilk, Sabeco thông qua các đối tác góp vốn.

Các thương vụ trong quá khứ cho thấy, từ chiến thuật “cáo gửi chân” khi mua cổ phần, liên doanh với doanh nghiệp trong nước, các nhà bán lẻ ngoại từng bước thâu tóm phần lớn hoặc toàn bộ doanh nghiệp và thương hiệu Việt.

Thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan là một ví dụ. Đây là thương hiệu được xây dựng kỳ công từ những năm 90, nổi lên như một thương hiệu mạnh của người Việt Nam, chiếm tới 30% thị phần kem đánh răng toàn quốc, đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường. “Kết hôn” cùng Colgate, ông chủ Dạ Lan mơ ước sẽ bay cao, bay xa cùng tập đoàn hóa mỹ phẩm hàng đầu thế giới này.

Nhưng chính cái ước mơ vươn xa hơn của Dạ Lan đã tạo cơ hội cho Colgate thực hiện hóa kế hoạch “sói gửi nhờ chân” xâm nhập thị trường Việt Nam, khi mà quy định pháp luật ngày ấy chưa cho thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Kết quả là, chỉ sau 3 năm, Dạ Lan đã bán lại hoàn toàn cho Colgate, thương hiệu Dạ Lan cũng biến mất…

Gần 20 năm sau, những thương vụ tương tự được lặp lại, phần là hệ quả của những cuộc liên doanh trước đây, phần là diễn trình thâu tóm trên một nấc thang cao hơn khi cánh cửa hội nhập mở ra cùng sự phát triển của thị trường chứng khoán. Điển hình là câu chuyện của Tribeco xóa sổ sau một thời gian kết duyên cùng Uni-President.

Tại đại hội cổ đông hồi cuối tháng 6/2012, đối tác ngoại Uni-President đã chiếm toàn bộ ghế HĐQT tại Tribeco và sở hữu đến 43,56% cổ phần. Kế hoạch “sói gửi nhờ chân” của Uni-President kết thúc khi Tribeco hủy niêm yết, sau đó là giải thể, giúp Tập đoàn Đài Loan thực hiện được tham vọng biến Tribeco thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Bản chất của M&A không xấu. Kẻ bán thì mơ một cơ hội mở rộng thị phần, tranh thủ nguồn vốn, năng lực quản trị, trình độ công nghệ, thương hiệu của đối tác để tăng cường năng lực cạnh tranh. Chưa kể giá trị của công ty trên sàn chứng khoán sẽ tăng lên, công ty có thể huy động được nhiều nguồn vốn hơn. Song giấc mơ này có thành hiện thực hay không cũng còn tùy thuộc vào giấc mơ của người mua.

Một chuyên gia thương hiệu ví von câu chuyện M&A với truyền thuyết Trọng Thủy và Mỵ Châu. Mọi mưu đồ thôn tính đều được che giấu bằng những vòng nguyệt quế, tình cảm hay sứ mệnh tốt đẹp. 

Nhìn chung, “cơn lốc” thâm nhập của các nhà bán lẻ ngoại vào Việt Nam gần đây làm cho thị trường bán lẻ trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn. “Miếng bánh” bán lẻ sẽ là một cuộc chiến và những nhà bán lẻ có chiến lược đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ giành được thị phần trong “miếng bánh” này.

>> Nóng bỏng “miếng bánh bán lẻ” 123 tỷ đô 

Thêm một thương hiệu Hàn Quốc gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam

Thêm một thương hiệu Hàn Quốc gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam

Đầu tư -  7 năm

Hệ thống cửa hàng GS25, được vận hành bởi liên doanh giữa GS Retail và công ty Sơn Kim, sẽ mở cửa hàng đầu tiên trong năm nay.

Vũ khí mới của các nhà bán lẻ ăn uống

Vũ khí mới của các nhà bán lẻ ăn uống

Tiêu điểm -  7 năm

Đối với những người có thời gian eo hẹp, cảnh tượng xếp hàng lâu và dài để chờ mua đồ ăn uống là nguyên nhân quá đủ để họ bỏ đi.

Nóng bỏng “miếng bánh bán lẻ” 123 tỷ đô

Nóng bỏng “miếng bánh bán lẻ” 123 tỷ đô

Tiêu điểm -  7 năm

Từ một quốc gia chưa được xếp hạng trong năm 2015, Việt Nam đã vượt lên xếp thứ 11 trong số các thị trường hấp dẫn nhất cho bán lẻ hiện đại trong năm 2016. Rõ ràng thị trường bán lẻ nước ta đang bước vào cuộc chơi mới cạnh tranh gay gắt và quyết liệt.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều