Phát triển bền vững
Phát thải ngành điện tăng vọt dù nhiều cam kết phục hồi xanh
Mức phát thải cao hơn cho thấy nhiều quốc gia dường như đang đi ngược lại cam kết gây dựng lại nền kinh tế theo hướng phục hồi xanh.
Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember mới đây cho biết, trong nửa đầu năm 2021, mức gia tăng nhu cầu điện toàn cầu đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của năng lượng sạch.
Điều này dẫn đến sử dụng điện than gia tăng, gây phát thải nhiều, từ đó khiến lượng phát thải của ngành điện toàn cầu tăng vọt so với thời kỳ trước đại dịch.
Cụ thể, báo cáo mới nhất từ Ember cho biết, từ mức thấp trong nửa đầu năm ngoái, lượng phát thải của ngành điện toàn cầu đã tăng trở lại trong nửa đầu năm, với mức cao hơn 5% so với phát thải giai đoạn trước đại dịch vào 6 tháng đầu 2019.
Nhà lãnh đạo toàn cầu của Ember Dave Jones nhận định: “Mức phát thải cao hơn vào năm 2021 sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới. Chúng ta không gây dựng lại tốt hơn, chúng ta đang gây dựng lại một cách tồi tệ hơn. Một sự chuyển đổi hệ thống điện nhanh chóng trong thập kỷ này là điều rất quan trọng để hạn chế mức nhiệt toàn cầu ở dưới 1,5 độ C”.
“Quá trình chuyển đổi điện đang diễn ra nhưng nó không cấp bách như điều chúng ta đang cần: phát thải đang đi sai hướng so với dự tính”, vị này nhấn mạnh.
Nhu cầu điện toàn cầu cũng tăng 5% trong nửa đầu năm nay so với ngưỡng trước đại dịch. Nhu cầu này vốn chủ yếu được đáp ứng bằng năng lượng gió và mặt trời (57%), nhưng cũng đồng thời làm tăng mức sử dụng điện than gây phát thải nhiều (43%).
Ngành điện khí hầu như không có sự thay đổi nào, trong khi thủy điện và điện hạt nhân giảm nhẹ.
“Lần đầu tiên, điện gió và điện mặt trời tạo ra hơn 10% lượng điện năng toàn cầu và vượt qua công suất của điện hạt nhân”, Ember cho biết.
Đáng chú ý, trong khi nhiều quốc gia cam kết “gây dựng lại tốt hơn” và thúc đẩy nền kinh tế chuyển sang trạng thái xanh, phân tích cho thấy rằng, chưa có quốc gia nào thực sự đạt được phục hồi xanh cho ngành điện, với sự thay đổi cơ cấu trong cả nhu cầu cao hơn về điện và lượng khí thải CO2 của ngành thấp hơn.

Theo biểu đồ phân tích, Na Uy và Nga xuất hiện trong góc phần tư về phục hồi xanh, nhưng Ember nhận định điều này là do các yếu tố tạm thời, chủ yếu là do lượng mưa lớn hơn giúp sản lượng thuỷ điện cao hơn, chứ không phải do những cải thiện đáng kể trong cơ cấu ngành điện.
Một số quốc gia bao gồm Mỹ, các nước trong khối Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được mức phát thải CO2 trong ngành điện thấp hơn so với mức trước đại dịch, bằng việc thay thế một phần điện than bằng điện gió và điện mặt trời. Tuy nhiên, điều này chỉ trong bối cảnh nhu cầu điện bị kìm hãm tăng trưởng.
Các quốc gia có nhu cầu điện tăng cao cũng có lượng khí thải cao hơn, do sản lượng điện than cũng tăng lên như điện gió và điện mặt trời. Các quốc gia “phục hồi xám” này chủ yếu ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Kazakhstan, Mông Cổ, Pakistan và Việt Nam, với việc chưa giảm lượng khí thải và nhu cầu điện vẫn tăng.
Cụ thể, tăng trưởng nhu cầu điện nhanh nhất được ghi nhận ở Mông Cổ, Trung Quốc và Bangladesh, và điện than đáp ứng một lượng lớn nhu cầu ở tất cả thị trường này. Bangladesh là quốc gia duy nhất không có sự tăng trưởng năng lượng sạch.
Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất nằm trong vùng “phục hồi xám” có điện mặt trời và điện gió đáp ứng tất cả nhu cầu điện gia tăng, nhưng lượng phát thải CO2 của ngành điện vẫn tăng 4% do sự chuyển đổi từ điện khí sang điện than.
TS. Muyi Yang, nhà phân tích cấp cao của Ember, đánh giá châu Á đang phát triển và phải tập trung vào việc đáp ứng mọi nhu cầu tăng trưởng bằng điện năng không phát thải các-bon mới – bước đầu tiên trong hành trình hướng tới mục tiêu 100% điện sạch của khu vực trước giữa thế kỷ này.
Vị này cho rằng, châu Á có thể bỏ qua việc sử dụng hóa thạch để chuyển thẳng sang sử dụng năng lượng tái tạo sạch, không tốn kém. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc liệu khu vực có thể đẩy nhanh hơn nữa quá trình cung cấp điện sạch tất yếu của mình, trong khi đồng thời sử dụng điện hiệu quả hơn hay không.
‘Công thức’ để thị trường điện gió ngoài khơi Việt Nam thành công
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.