Quốc tế
Phía sau quyết định dừng sản xuất tại Trung Quốc của Samsung
Việc Samsung dừng sản xuất tại Trung Quốc không chỉ cho thấy tình trạng khó khăn của thương hiệu này tại đây mà còn đặt ra câu hỏi về vị trí của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Gã khổng lồ công nghệ của Hàn Quốc Samsung cho biết sẽ chính thức chấm dứt hoạt động sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc, một phần do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các thương hiệu nội địa của thị trường này.
Việc đóng cửa nhà máy sản xuất cuối cùng tại Trung Quốc diễn ra sau khi Samsung ngừng sản xuất tại nhà máy ở Huệ Châu vào tháng 6 vừa qua và tại một nhà máy khác vào cuối năm ngoái.
Từng một thời là "tay chơi" thống trị thị trường Trung Quốc, Samsung hiện rơi về vị trí cuối cùng trong các thương hiệu lớn khi chỉ nắm giữ khoảng 1% thị phần vào quý I năm nay, theo số liệu thống kê của Counterpoint.
Từ mức khoảng 20% thị phần của 5 năm trước, đây có thể xem như sự kết thúc thời kỳ "ân sủng" của thị trường gần 1,4 tỷ dân đối với gã khổng lồ điện tử của Hàn Quốc.
Một trong những lý do được các nhà phân tích đưa ra chính là Samsung không thể nội địa hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng Trung Quốc, theo SCMP.
Cùng với đó, việc thu hồi Galaxy Note 7 do vấn đề pin vào cuối năm 2016, sự gia tăng nhanh chóng những đối thủ cạnh tranh đến từ nội địa, căng thẳng trong quan hệ chính trị giữa giữa Seoul và Bắc Kinh cũng góp phần khiến Samsung "ngã ngựa".
Sự suy yếu của Samsung tại Trung Quốc diễn ra cùng lúc với sự gia tăng của các thương hiệu nội địa như Huawei Technologies, Xiaomi, Oppo và Vivo khi tổng thị phần lên đến 87% và sự tăng trưởng của đối thủ Apple với mức nắm giữ khoảng 8%.
Vào những năm 2000, Samsung đã đầu tư liên doanh, thực hiện các dự án tại Việt Nam và sau đó, thiết lập dây chuyển sản xuất trong bối cảnh chi phí lao động tại Trung Quốc gia tăng.
Hãng này cũng có cơ sở sản xuất tại thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ. Cơ sở này chủ yếu sản xuất các dòng điện thoại cao cấp ở Hàn Quốc cũng như dòng sản phẩm tầm trung cho Ấn Độ.
Tuy nhiên, ngay tại thị trường Ấn Độ, Samsung cũng phải nhường chỗ dẫn đầu thị trường cho thương hiệu đến từ Trung Quốc là Xiaomi vào năm ngoái. Cùng với đó, sự cạnh tranh từ các dòng nội địa giá rẻ cũng đe dọa đến tương lai của thương hiệu Hàn Quốc.
Sự khó khăn tại Trung Quốc và Ấn Độ đã đe dọa vị thế đứng đầu thị trường toàn cầu của Samsung. Năm ngoái, doanh số của Samsung sụt giảm 8% và cùng với đó, thị phần giảm 0,9%, xuống mức 20,8%.
Việc dừng sản xuất của Samsung không chỉ đặt ra bài toán giải quyết khó khăn của tập đoàn này mà còn cho thấy sự thay đổi vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc khi không ít thương hiệu cũng đã rút đi.
Sony hồi tháng 3 cho biết đã đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và hiện chỉ sản xuất điện thoại thông minh tại Thái Lan.
Apple yêu cầu các nhà cung cấp chính cân nhắc việc di dời 15-30% việc sản xuất ra khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như sản xuất thử nghiệm tai nghe AirPods tại Việt Nam.
Gã khổng lồ tìm kiếm Google cũng chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam, tìm kiếm và hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng giá rẻ tại Đông Nam Á, tạo ra bàn đạp cho tham vọng phát triển thiết bị phần cứng.
Các hãng máy tính nổi tiếng như HP và Dell cũng thông báo sẽ chuyển 30% hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về Đông Nam Á.
Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản và thế giới Sharp cách đây không lâu thông báo loại bỏ kế hoạch sản xuất màn hình LCD bán cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và thay vào đó, chuyển sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan gia tăng.
Cha đẻ Bphone: Việt Nam có thể tạo ra thương hiệu lấn thị phần của Apple, Samsung
Google chuyển sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam
Theo dự kiến, Google sẽ chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh Pixel 3A sang Việt Nam trước cuối năm nay.
Điện thoại Bphone 3 nối gót Vsmart, Mobiistar xuất ngoại
Mytel của Viettel, nhà mạng lớn thứ 3 tại Myanmar sẽ là kênh phân phối và hỗ trợ khách hàng cho Bphone 3.
6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group tri ân các thầy cô giáo
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.
Vingroup lập công ty sản xuất người máy
Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.