Khó khăn bủa vây điện khí LNG
Quá nhiều thách thức để hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí theo quy hoạch điện VIII.
Tỉnh Quảng Trị vừa lập Ban chỉ đạo triển khai thực dự án Điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1, do ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.
Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500 MW là dự án trọng điểm của tỉnh, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tại các cuộc họp, vào tháng 7 và 8, đã đề nghị tổ hợp nhà đầu tư dự án LNG Hải Lăng khẩn trương xây dựng báo cáo cụ thể về tiến độ triển khai, để tỉnh có cơ sở báo cáo với Chính phủ và Bộ Công thương, đảm bảo cam kết về thời gian vận hành dự án đúng với sơ đồ Quy hoạch Điện VIII.
Dự án Trung tâm kho cảng LNG Hải Lăng giai đoạn 1, có khả năng tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000-226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm điện lực Hải Lăng có công suất phát điện 1.500 MW.
Chủ đầu tư của dự án gồm tổ hợp các nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T, Tổng công ty Năng lượng Hanwha, Tổng công ty khí Hàn Quốc (KOGAS), Tổng công ty điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO). Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 54.000 tỉ đồng (hơn 2,3 tỉ USD).
Đến nay, Trung tâm kho cảng LNG Hải Lăng giai đoạn 1 đã được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND huyện Hải Lăng cũng đã có quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 và cấp giấy phép xây dựng cho tổ hợp nhà đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật, hạng mục san nền.
Theo kế hoạch Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 sẽ khởi công vào đầu năm 2024. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai do nhiều thủ tục liên quan chưa hoàn thiện. Dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 10/2021.
Báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị công bố hôm 15/8, cho thấy vướng mắc lớn nhất là điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung và Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị sau khi nhà đầu tư xin điều chỉnh phương án bố trí tổng mặt bằng dự án để phù hợp với quy mô công suất 1.500 MW đã phê duyệt tại Quy hoạch Điện VIII.
Hiện nay, Viện Năng lượng (đơn vị tư vấn) đang khẩn trương rà soát, cập nhật và hoàn thiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) giai đoạn 1 của Dự án LNG Hải Lăng, theo ý kiến của Hội đồng thẩm định, nộp lại Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét, phê duyệt.
Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 (đơn vị tư vấn) đã hoàn thiện báo cáo khai thác và sử dụng nước biển của dự án. Tổ hợp nhà đầu tư đang rà soát, xem xét báo cáo này trước khi trình cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép khai thác và sử dụng nước biển tại dự án.
Ngày 2/8, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đề xuất các nhiệm vụ để Ban quản lý tiếp tục xử lý và nhiệm vụ bàn giao Sở Kế hoạch và đầu tư xử lý theo quy định.
Hiện nay, Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị vẫn đang đợi văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị để thực hiện bàn giao hồ sơ tài liệu cho Sở Kế hoạch và đầu tư tiếp tục xử lý và giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án của tổ hợp nhà đầu tư theo quy định.
Quá nhiều thách thức để hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí theo quy hoạch điện VIII.
Giá khí hoá lỏng nhập khẩu có xu hướng tăng cao khiến các nhà đầu tư dự án điện khí phải cân nhắc rủi ro, biến động địa chính trị từ nay đến năm 2030.
UBND tỉnh Quảng Trị cùng các nhà đầu tư đặt mục tiêu thi công dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 vào tháng 11 năm nay.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.