Quỹ của OPEC cấp 45 triệu USD cải thiện giao thông Đà Nẵng
Hạ Vũ
Thứ tư, 28/08/2019 - 20:00
Quỹ phát triển quốc tế (OFID) của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hôm nay đã ký hiệp định với Bộ Tài chính để cung cấp vốn vay ODA trị giá 45 triệu USD cho dự án 'Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng'.
Dự án giúp hạn chế ùn tắc giao thông ở trung tâm TP. Đà Nẵng.
Cụ thể, dự án này có tổng mức đầu tư 61,4 triệu USD, trong đó vốn vay ODA từ Quỹ OFID 45 triệu USD, vốn đối ứng trong nước khoảng 16,4 triệu USD được bố trí từ nguồn ngân sách của TP. Đà Nẵng.
Cơ quan chủ quản của dự án là UBND thành phố Đà Nẵng; chủ đầu tư là Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng.
Theo Bộ Tài chính, dự án ký kết nhằm xây dựng hoàn chỉnh khoảng 14,3 km tuyến đường vành đai phía Tây 2, có bề rộng khoảng từ 44 - 48 m, các cầu trên tuyến có bề rộng 38,5 m và hạ tầng kỹ thuật khác gồm hệ thống thoát nước, cống kỹ thuật, cây xanh, điện chiếu sáng và di dời các công trình hạ tầng hiện trạng.
Đồng thời, dự án còn xây dựng hoàn chỉnh khoảng 1,2 km đường trải nhựa kết nối cầu Cổ Cò tới nút giao đường Trần Đại Nghĩa, đường Võ Chí Công và các hạ tầng kỹ thuật khác; thi công 100 m cầu vắt ngang sông Cổ Cò và nối từ đường Võ Quí Huân tới đường Võ Chí Công.
Dự án dự kiến được hoàn thành vào cuối năm 2022 sẽ góp phần giúp TP. Đà Nẵng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một cách hiệu quả và bền vững.
Thành lập vào tháng 1/1976, mục đích hoạt động của Quỹ OFID là tăng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên OPEC với các nước đang phát triển khác. Ngoài ra, Quỹ còn trợ giúp đặc biệt để phát triển kinh tế xã hội đối với các nước nghèo.
Trước đó, OFID đã cho Việt Nam vay 20 dự án và chương trình với tổng vốn 238,65 triệu USD và đang tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển tại Việt Nam.
Các dự án của OFID thuộc nhiều lĩnh vực gồm giao thông, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo, y tế và giáo dục, phát triển đô thị.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký hiệp định với 5 tỉnh để cung cấp vốn vay 45 triệu USD cho giai đoạn 2 của dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
Các dự án được triển khai ở 4 tỉnh Đông Bắc gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và 4 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị.
Theo nhận định của CBRE, quá trình đô thị hóa quy mô lớn cùng với triển vọng kinh tế tích cực tạo đang áp lực phát triển hệ thống hạ tầng mức độ cao tại Việt Nam.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.