Tiêu điểm
Quy định pháp luật ngày càng khó dự báo
Rất ít doanh nghiệp có khả năng dự đoán được sự thay đổi pháp luật và khả năng áp dụng các quy định vào kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán được sự thay đổi quy định pháp luật đã giảm mạnh từ mức 16% năm 2014 xuống 3,4% năm 2022.

Những năm gần đây, việc hoàn thiện thể chế và tăng cường chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề được Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm. Trong năm 2023, nhiều bộ luật lớn đã và đang được sửa đổi như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Đất đai...
Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), chất lượng các quy định pháp luật và vấn đề thực thi pháp luật tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp.
Theo ông Tuấn, các doanh nghiệp đang phản ánh về tình trạng cơ quan quản lý lạm dụng ban hành thông tư, ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Trong khi đó, chất lượng các quy chuẩn kỹ thuật tương đối thấp, thể hiện ở một số quy chuẩn của Việt Nam có yêu cầu cao hơn cả quy chuẩn của những nước phát triển. Đơn cử như quy chuẩn về chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Bên cạnh đó, các quy chuẩn có chi phí tuân thủ rất cao, vượt quá khả năng của nhiều doanh nghiệp như Quy chuẩn 06 về phòng cháy chữa cháy.
Trong năm 2023, một trong những vấn đề nóng ảnh hưởng lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và hoạt động đầu tư, kinh doanh là tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy quá cao làm cho rất nhiều dự án đầu tư, công trình xây dựng bị chậm trễ, phát sinh nhiều chi phí.
Nhiều tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy quá cao khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong cách thực hiện. Đồng thời, cách áp dụng hồi tố, cứng nhắc cũng tạo ra ách tắc và khó khăn trên thực tế.
Hiện nay, từ ý kiến của các doanh nghiệp và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã từng bước giảm dần các yêu cầu của Quy chuẩn 06 trong năm 2022 và đang dự thảo tiếp tục giảm trong năm 2023.
Mặt khác, theo ông Tuấn, nhiều quy chuẩn ban hành xong, đến thời điểm đã áp dụng mà chưa chỉ định các phòng thử nghiệm trong nước đủ năng lực. Điều này làm cho hàng hoá bị tắc nghẽn như một số quy chuẩn về thiết bị 5G.
Ngoài ra, còn có tình trạng lạm dụng ban hành quy chuẩn và đưa vào danh mục hàng hoá nhóm 2 các loại hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn như Quy chuẩn 20 của Bộ Khoa học và công nghệ về thép không gỉ.
Tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023, ông Tuấn cho rằng, chất lượng các quy định pháp luật đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.
Khảo sát doanh nghiệp hàng năm về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của VCCI cho thấy, tính ổn định và khả năng dự đoán được pháp luật của Việt Nam tương đối thấp, trong cả giai đoạn ban hành pháp luật và thực thi pháp luật.
Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp “luôn luôn” hoặc “thường xuyên” dự đoán được sự thay đổi quy định pháp luật của chính quyền cấp tỉnh giảm mạnh từ mức 16% năm 2014 xuống mức 5% năm 2021 và 3,42% năm 2022.
Doanh nghiệp càng nhỏ, khả năng dự đoán sự thay đổi pháp luật và áp dụng pháp luật càng thấp. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ có thể dự đoán được việc thực hiện quy định quanh mức 3,48% năm 2022.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, khả năng dự đoán việc áp dụng pháp luật của cơ quan chính quyền cũng thấp, gây khó khăn trong việc thực thi.
Chất lượng pháp luật rất quan trọng nhưng đi kèm với đó là phải đảm bảo việc thực thi pháp luật. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng hiện nay.
Trong khi đó, theo ông Tuấn, điều nổi bật trong giai đoạn vừa qua là tình trạng đội ngũ cán bộ các cấp có xu hướng sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám quyết định, né tránh làm việc. Do vậy, thời gian tới phải loại bỏ được tâm lý này, tạo ra tâm lý an toàn, hình thành nên động lực làm việc cho bộ máy các cấp là điều rất quan trọng.
Một số giải pháp cần làm để nâng cao chất lượng pháp luật và tính dự đoán của pháp luật được Phó tổng thư ký VCCI đưa ra là các cơ quan làm luật cần tăng cường tham vấn, lấy ý kiến, đặc biệt đối với các thông tư, các quy hoạch, kế hoạch.
Các quy định theo hướng tăng nặng nghĩa vụ của doanh nghiệp cần có lộ trình thực hiện kéo dài hơn, thay vì mức chỉ 45 ngày như quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Mặt khác, Chính phủ cần bãi bỏ dần các quy định về thời hạn của các loại giấy phép con. Nếu doanh nghiệp vi phạm, đã có biện pháp tước giấy phép để xử lý.
Nguyên tắc không hồi tố cũng cần được áp dụng rộng rãi hơn, đặc biệt là với dự án đầu tư và công trình xây dựng đã được bắt đầu trước khi có quy định mới.
Đồng thời, các cơ quan quản lý cần áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để giảm sự tuỳ tiện khi thi hành pháp luật.
Thực hiện các biện pháp này sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động, từng bước hồi phục và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn như hiện nay. Thực tế cho thấy, năm 2023 là năm đầy thách thức và áp lực của cộng đồng doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.
Năm 2023 là năm có tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường rất cao, xuất nhập khẩu giảm, sản xuất công nghiệp có chiều hướng giảm. 10 tháng đầu năm 2023 có đến 146,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 10 tháng năm 2023 ước chỉ tăng 0,5% so với năm trước.
Điều này có yếu tố khách quan, quan trọng từ tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng cũng có cả những yếu tố nội tại, những yếu tốt chủ quan trong nước, chưa tăng tốc trong việc tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hay ban hành kịp các chính sách hỗ trợ.
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tăng sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh Việt Nam thì cần phải tiến hành nhiều giải pháp như tiếp tục nâng cao chất lượng hạ tầng, chất lượng nhân lực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp nội địa. Trong đó, Chính phủ cần gấp rút tập trung cải cách chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật, ông Tuấn nhấn mạnh.
Khối ngoại chớp cơ hội lúc doanh nghiệp nội sa cơ
Điều hành kinh tế 2024: Ưu tiên tăng trưởng
Thay vì đặt mục tiêu hàng đầu ‘giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô’ như các năm trước, năm 2024, Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước.
Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng
Nền kinh tế đang phục hồi ngày càng tích cực, thích ứng tốt trước bối cảnh mới của thế giới và trong nước. Các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế đã mở ra những cơ hội thuận lợi mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Yêu cầu các ngân hàng đẩy nhanh vốn ra nền kinh tế
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa chủ trì cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước và một số nhà băng về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023.
Ngành nào là 'điểm sáng' kinh tế 2024?
Các chuyên gia phân tích của FiinGroup dự báo triển vọng lợi nhuận các ngành sản xuất, xuất khẩu và xây dựng hạ tầng dự kiến sẽ vượt trội trong năm 2024.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.