Quốc tế

RCEP có thể được ký kết vào năm 2020

Phương Anh Thứ hai, 04/11/2019 - 20:00

Bất chấp sự ngại ngần từ Ấn Độ, hiệp định thương mại RCEP có khả năng 'cán đích' vào năm sau, sau nhiều năm đàm phán.

Nếu được ký kết, RCEP sẽ trở thành thỏa thuận thương mại lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters.

Sau các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một kết luận quan trọng được kỳ vọng sẽ đạt được tại Bangkok, nơi đang diễn ra hội nghị cấp cao ASEAN.

Thái Lan trong tuyên bố cho biết các quốc gia ASEAN "hoan nghênh đàm phán RCEP kết thúc và quyết tâm ký hiệp định vào năm 2020".

"Hiệp định này sẽ đóng góp đáng kể cho một hệ thống thương mại quốc tế mở cửa, dựa trên các nguyên tắc và sự mở rộng của các chuỗi giá trị", CNBC đưa tin.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha trong bài phát biểu khai mạc đã kêu gọi các nước thành viên nỗ lực hợp tác, tiến tới một kết luận trong năm nay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư.

Reuters dẫn lời phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan cho biết các bộ trưởng thương mại vẫn đang tiếp tục thảo luận về các vấn đề và sẽ công bố khi đạt được kết luận. Thỏa thuận được kỳ vọng ký kết vào khoảng tháng 2 năm sau.

Năm 2020 là năm Việt Nam giữ ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Thương mại tự do là một vấn đề nhạy cảm kể từ khi các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu do sự thiếu vắng thỏa thuận liên quan giữa một số quốc gia thành viên. Tuy nhiên, 18/20 chương đã đạt được sự đồng thuận, Bangkok Post cho biết.

Việc Ấn Độ không muốn mở cửa thị trường là một trong những yếu tố khó khăn chính trong các cuộc đàm phán. Quốc gia này lo ngại sự đòi hỏi loại bỏ dần thuế quan sẽ khiến dòng hàng hóa rẻ từ Trung Quốc tràn vào nội địa cũng như các sản phẩm nông nghiệp đến từ Úc hay New Zealand sẽ gây hại cho các nhà sản xuất tại đây.

Với Trung Quốc, RCEP được xem là một phần quan trọng trong quá trình hội nhập sâu hơn với nền kinh tế Đông Á. Quốc gia này đang bị khóa trong cuộc chiến tranh thương mại chưa có hồi kết với Mỹ và hàng trăm tỷ USD giá trị hàng hóa xuất khẩu đã bị gia tăng thuế quan.

Không ít người xem RCEP là phiên bản ít hạn chế hơn của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được khởi xướng bởi Mỹ.

Hiệp định RCEP dự kiến sẽ thành lập khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với 47,4% dân số thế giới, trên 30% GDP, 29,1% giá trị thương mại và 32,5% luồng vốn đầu tư toàn cầu.

Bộ Công thương đầu tháng 9 cho biết đàm phán Hiệp định RCEP đã kết thúc được các chương về hợp tác kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ tục hải quan và thuận lợi hoá thương mại, mua sắm của Chính phủ, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch, tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp.

Cho đến nay, các nước đã thu hẹp được đáng kể quan điểm trong các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, các vấn đề còn lại hầu hết đều là vấn đề khó, liên quan đến lợi ích cơ bản của các nước tham gia đàm phán.

Đàm phán kết thúc RCEP gặp khó vì Ấn Độ quay lưng

Đàm phán kết thúc RCEP gặp khó vì Ấn Độ quay lưng

Quốc tế -  4 năm
Một bước tiến đáng kể cho những cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm của RCEP đã có thể đạt được vào tuần tới nếu như Ấn Độ không lùi bước những phút cuối cùng.
Đàm phán kết thúc RCEP gặp khó vì Ấn Độ quay lưng

Đàm phán kết thúc RCEP gặp khó vì Ấn Độ quay lưng

Quốc tế -  4 năm
Một bước tiến đáng kể cho những cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm của RCEP đã có thể đạt được vào tuần tới nếu như Ấn Độ không lùi bước những phút cuối cùng.
ASEAN thúc giục đối tác đẩy nhanh đàm phán RCEP

ASEAN thúc giục đối tác đẩy nhanh đàm phán RCEP

Quốc tế -  6 năm

Đối đầu thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến ASEAN mới đây kêu gọi tăng tốc đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  7 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  8 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  8 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  11 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  1 ngày

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  1 ngày

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách