Doanh nghiệp
Sabeco lãi ròng kỷ tục 5.500 tỷ đồng
Ông Bennett Neo - Tổng Giám đốc Sabeco cho biết: "Năm 2022 là một năm bứt phá của Sabeco, khi lợi nhuận sau thuế đã đạt kỷ lục mới. Kết quả này có được nhờ vào những nỗ lực thúc đẩy kinh doanh, đầu tư đúng hướng và quản lý chi phí hiệu quả".
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ghi nhận doanh thu thuần đạt 34.979 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.500 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay, tăng trưởng tương ứng 32% và 40% so với 2021.
Dù gặp phải rất nhiều thách thức, khó khăn khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, kết quả kinh doanh năm 2022 đã cho thấy sức bật bền bỉ của Sabeco và sự phục hồi mạnh mẽ của doanh nghiệp.
Ông Bennett Neo - Tổng Giám đốc Sabeco cho biết: "Năm 2022 là một năm bứt phá của Sabeco, khi lợi nhuận sau thuế đã đạt kỷ lục mới. Kết quả này có được nhờ vào những nỗ lực thúc đẩy kinh doanh, đầu tư đúng hướng và quản lý chi phí hiệu quả".
Đồng thời, năm 2022 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng của Sabeco khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn 2 của quá trình chuyển đổi, tập trung vào 6 trụ cột chiến lược gồm: Bán hàng, Thương hiệu/Tiếp thị, Sản xuất, Chuỗi cung ứng, Con người và Mở khóa (Unlock) với sự hỗ trợ của dự án SABECO 4.0 và quản trị.

Như một phần của chiến lược tăng trưởng dài hạn, Sabeco cũng đã bắt đầu mở rộng các hoạt động đầu tư chiến lược trung và dài hạn khác nhau trong năm 2022.
Cụ thể là việc nâng tỷ lệ sở hữu của Sabeco tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Bình Tây và Công ty Cổ phần Bao Bì Sài Gòn. Hai công ty này sẽ trở thành công ty con của Sabeco sau khi các thủ tục pháp lý hoàn thành.
Bên cạnh đó, Sabeco cũng đã công bố ý định nâng tỷ lệ sở hữu Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây từ 51% lên hơn 70%.
Tại ĐHĐCĐ 2023, Sabeco đã thông qua mục tiêu doanh thu 40.272 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.775 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,1% và 5% so với cùng kỳ năm 2022.
Sabeco sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi, tập trung toàn lực vào việc củng cố vị thế tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế thông qua những chiến lược phát triển bán hàng và kinh doanh tiếp thị, phát triển mạnh hơn danh mục sản phẩm, củng cố năng lực phân phối thị trường, đồng thời tiếp tục thúc đẩy hiệu quả cung ứng và sản xuất, cũng như áp dụng số hoá các quy trình kinh doanh trên toàn hệ thống.
Song hành với đó, Sabeco tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu phát triển bền vững 4C, trong đó, bao gồm các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) phù hợp với mục tiêu chung của Tập đoàn và mục tiêu chiến lược quốc gia.
Đồng thời, công ty cũng công bố quyết định đề cử ông Lester Tan Teck Chuan là Tổng giám đốc Sabeco hiệu lực từ 1/10/2023. Ông Lester sẽ thay thế ông Bennett Neo Gim Siong, người sẽ hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm của mình với vai trò Tổng giám đốc và sẽ trở lại Tập đoàn vào cuối tháng 9/2023.
Ông Lester hiện đang là Tổng giám đốc ngành hàng Bia Thái Lan của tập đoàn ThaiBev PLC và đảm nhận vai trò này từ năm 2020. Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành bia, ông đã đảm nhận vai trò quản lý tại các công ty khác nhau tại thị trường Châu Á.
Doanh thu và lợi nhuận Sabeco và Habeco khởi sắc trở lại
Tasco đặt mục tiêu trở thành lựa chọn số 1 về dịch vụ ô tô và hạ tầng giao thông thông minh
Năm 2023, Tasco sẽ hoàn thành việc tăng vốn và phát hành hoán đổi với SVC Holdings; đầu tư phát triển nền tảng mua bán xe đã qua sử dụng – Carpla; mở rộng dịch vụ gia tăng và mở rộng tính năng thanh toán cho tài khoản giao thông; mở rộng mạng lưới showroom và phân phối thương hiệu ô tô mới...
GELEX sẽ đầu tư sâu hơn vào BĐS khu công nghiệp trong năm 2023
Định hướng phát triển năm 2023 của GELEX là tiếp tục đầu tư theo chiều sâu ở mảng sản xuất công nghiệp và triển khai nhiều dự án trọng điểm, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp.
Vinasun tìm cách đối đầu với taxi điện GSM
Để giữ vững thị phần và tăng trưởng, ngoài việc tiếp tục cải thiện, nâng cấp dịch vụ, đầu tư xe mới thì Vinasun cũng dự kiến đưa xe điện vào kinh doanh trong năm 2023.
Hòa Phát lãi gần 400 tỷ đồng trong quý I
Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu thị phần thép xây dựng với 34% còn thị phần ống thép Hòa Phát lớn nhất cả nước, trong khi đó sản phẩm tôn mạ nằm trong Top 5 thị trường.
Đầu tư công tăng tốc, Xi măng SCG báo lãi đột biến
Mảng kinh doanh xi măng của Tập đoàn SCG tại Việt Nam tăng trưởng khả quan nhờ làn sóng giải ngân đầu tư công cũng như chiến lược mở rộng dòng xi măng carbon thấp.
'Bặt tăm' trong cuộc đua thương mại điện tử, Sendo đang ở đâu?
Chấp nhận bỏ qua thị trường thương mại điện tử đang cạnh tranh khốc liệt, Sendo tìm tới thị trường ngách, nơi mà các mặt hàng nông sản địa phương là chủ lực.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh
Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.
Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng
Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.