Số phận 51 dự án điện mặt trời trước ngưỡng cửa quy hoạch điện VIII

Nguyễn Cảnh Thứ năm, 21/07/2022 - 08:51

Bộ Công thương đề xuất tiếp tục phát triển 24 dự án điện mặt trời đã được chấp thuận nhà đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030. 27 dự án khác sẽ xem xét sang giai đoạn sau 2030 để đảm bảo tỷ lệ hợp lý các nguồn điện năng lượng tái tạo.

Hơn 4.100MW điện mặt trời được đề xuất giãn tiến độ phát triển từ sau 2030 nhằm đảm bảo tỷ lệ hợp lý của các nguồn điện năng lượng tái tạo trong hệ thống

Bộ Công thương vừa có báo cáo cụ thể về kết quả rà soát các dự án điện mặt trời (ĐMT) đã được quy hoạch. Tổng số dự án đã được phê duyệt/bổ sung quy hoạch là 175 dự án.

Cụ thể, trong 58 dự án do Thủ tướng quyết định phê duyệt quy hoạch (công suất khoảng 11.000MW) ghi nhận 55 dự án tập trung tại khu vực miền Trung và miền Nam và 3 dự án tại miền Bắc. Đã có 21 dự án (khoảng 4.700MW) đi vào vận hành, tập trung toàn bộ tại miền Trung và miền Nam.

Trong 117 dự án còn lại (do Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch với tổng công suất khoảng 4.220MW), ghi nhận 110 dự án (khoảng 4.200MW) tại miền Trung và miền Nam. 110 dự án (khoảng 4.000MW) đã đi vào vận hành với 106 trường hợp đặt tại 2 miền Trung, Nam.

Cũng theo bộ này cho biết, còn 51 dự án/một phần dự án ĐMT (tổng công suất khoảng 6.600MW) đã được duyệt bổ sung quy hoạch, nhưng có phần công suất chưa đi vào vận hành.

Trong đó gồm: 5 dự án/một phần dự án ĐMT (tổng công suất khoảng 452MW) đã thi công xong, chờ xác định giá bán điện như Phù Mỹ 1,3 (giá trị khoảng 3.600 tỷ đồng), Thiên Tân 1.2, 1.3, 1.4 (khoảng 5.000 tỷ đồng); một phần dự án Phước Minh, Thuận Nam (tổng mức đầu tư khoảng 11.140 tỷ đồng).

19 dự án/một phần dự án (tổng công suất khoảng 1.980MW) đã có nhà đầu tư và đã triển khai đầu tư ở nhiều mức độ khác nhau.

Đồng thời, còn có 27 dự án/một phần dự án (tổng công suất khoảng 4.140MW) chưa có nhà đầu tư, bao gồm: 26 dự án ĐMT và một phần còn lại của ĐMT Hồ Dầu Tiếng (1.050MW). Trong đó, có một số dự án đang thực hiện thủ tục cấp chủ trương đầu tư, các địa phương đang thẩm định để cấp chủ trương đầu tư, có những dự án chưa triển khai gì.

Bộ Công thương tổng kết, các dự án/phần dự án đã hoàn thành thi công có tổng công suất khoảng 452MW (tổng mức đầu tư khoảng 11.800 tỷ đồng), các dự án ĐMT đã được quy hoạch, chấp thuận nhà đầu tư (tính đến hết 25/6/2022) có tổng công suất khoảng 1.980MW, nhưng chi phí đầu tư chưa đủ cơ sở/số liệu để xác định, các dự án ĐMT đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư có tổng công suất khoảng 4.140MW.

Để tránh rủi ro về mặt pháp lý, tránh xảy ra khiếu kiện và đền bù cho nhà đầu tư, Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng cho phép tiếp tục phát triển các dự án ĐMT đã được chấp thuận nhà đầu tư (bao gồm những dự án đã hoàn thành thi công) trong giai đoạn đến năm 2030 với tổng công suất khoảng 2.430MW.

Đồng thời, các dự án ĐMT chưa được chấp thuận nhà đầu tư (tổng công suất khoảng 4.140MW) có thể xem xét giãn sang giai đoạn sau năm 2030 để đảm bảo tỷ lệ hợp lý của các nguồn điện năng lượng tái tạo trong hệ thống. Lý do đưa ra là, nếu đưa vào giai đoạn trước năm 2030 sẽ làm tỷ lệ năng lượng tái tạo trong hệ thống tăng cao (khoảng 26% tổng công suất toàn hệ thống). Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện cũng như vận hành kinh tế các nguồn thủy điện, nhiệt điện và bao tiêu khí hiện có.

Trong thời gian đến năm 2030, nếu điều kiện kỹ thuật của hệ thống điện quốc gia tốt hơn, có thêm các công cụ điều hành, đảm bảo hấp thụ mức độ cao hơn ĐMT và vận hành an toàn, kinh tế các nguồn điện trong hệ thống, hoặc có nhiều nguồn điện chậm tiến độ và phải có giải pháp thay thế, Bộ Công thương sẽ yêu cầu EVN tính toán, kiểm tra và báo cáo Chính phủ. 

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  10 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.