Tiêu điểm
Sớm có những mẫu chip bán dẫn từ Việt Nam ra thế giới
Lãnh đạo VINASA và FPT đánh giá cao lãnh đạo Hà Nội khi mở đường cho cơ sở pháp lý quan trọng, giúp thành phố sớm thu hút đầu tư và trở thành trung tâm sản xuất chip bán dẫn của cả nước.
Tại ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA và Tổng giám đốc FPT đánh giá cao lãnh đạo Hà Nội khi ban hành Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 xác định bán dẫn là lĩnh vực được ưu tiên thu hút nhà đầu tư.
Ông Khoa cho rằng, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp thành phố tận dụng cơ hội để vươn lên trên bản đồ bán dẫn trong nước cũng như thế giới, khi Hà Nội có hơn 10 triệu dân với sức hút đặc biệt về kinh tế - xã hội.
Vị chuyên gia hiến kế, để Hà Nội tận dụng được cơ hội này cần nhanh chóng xây dựng cơ chế riêng thu hút đầu tư và xây dựng bộ tiêu chí xác định nhà đầu tư chiến lược được hưởng chính sách ưu đãi.
Đặc biệt, thành phố cần coi bán dẫn là ngành chiến lược dài hạn trong 10 năm, thậm chí xa hơn. Cùng với đó là học hỏi các quốc gia đi trước, nhất là quốc gia có hệ sinh thái đào tạo, cung ứng, sản xuất thiết bị điện tử nói chung và chip nói riêng.
Theo Chủ tịch VINASA, thành phố cần dành nguồn lực, tài lực, tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo vì sản xuất và thiết kế chip là mảnh đất rộng lớn, có doanh nghiệp quy mô rất nhỏ, vừa và nhỏ, lớn… và tạo nên hệ sinh thái rộng khắp.
"VINASA đã thành lập Ủy ban phát triển công nghiệp chip bán dẫn Việt Nam để giúp doanh nghiệp công nghệ chuyển đổi thành doanh nghiệp bán dẫn nhanh nhất. Chúng tôi sẽ nỗ lực để những con chip được làm ở Hà Nội được thị trường thế giới, khách hàng quốc tế chấp nhận", ông Khoa nhấn mạnh.
Hiện tại, VINASA đã hợp tác với Sở Thông tin và Truyền thông cam kết đồng hành cùng thành phố phát triển chip bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam NIC, đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đã bộc lộ tiềm năng tăng trưởng mạnh với sự gia nhập của các tập đoàn hàng đầu thế giới và doanh nghiệp lớn trong nước. Trọng tâm phát triển thời gian tới sẽ đặt ở ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM.
Theo ông, một trong những lợi thế của Hà Nội là Luật Thủ đô sửa đổi vừa được ban hành, trong đó ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển các khu công nghệ cao, ưu đãi đầu tư. Ngoài ra, Hà Nội đã là nơi tiếp đón nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới khi tới Việt Nam như Nvidia, Apple, SpaceX, Qorvo.
Cũng tại sự kiện, ông Trần Đăng Hoà, Chủ tịch FPT IS và FPT Semiconductor chia sẻ về vai trò doanh nghiệp công nghệ số Hà Nội và định hướng tham gia công nghiệp bán dẫn.
Theo ông Hòa, trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển trong ngành này.
Ông Trần Đăng Hòa cho biết, Việt Nam đang nằm trong danh sách 7 quốc gia có thể nhận được hỗ trợ của Mỹ để cải thiện sản xuất cũng như đào tạo nhân lực. Song song, Việt Nam cũng sở hữu điều kiện thuận lợi là nền tảng quan trọng để tăng tốc phát triển.
"Trên khía cạnh phát triển nguồn nhân lực, thế giới sẽ thiếu hụt 1 triệu nhân lực. Đây là cơ hội cho tất cả thanh niên thế hệ mới của Việt Nam", ông Hòa nói.
Đóng góp vào bức tranh ngành bán dẫn, ông Trần Đăng Hòa chia sẻ, FPT đã triển khai cung cấp các dịch vụ thiết kế vi mạch từ năm 2014, đến nay đã phát triển lên khoảng 150 kĩ sư, có đơn đặt hàng 70 triệu chip.
Cùng với đó, đại học FPT đang song hành đào tạo cả 3 hệ: ngắn - trung và dài hạn, hợp tác với gần 20 trường đại học quốc tế, đóng góp vào mục tiêu của chính phủ có 50.000 - 100.000 nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030.
"Với vai trò đơn vị tiên phong trong công nghệ bán dẫn tại Việt Nam, chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2033 có 30.000 nhân sự bán dẫn, phát triển chip nguồn, chip IoT và AI chip, góp phần phát triển ngành bán dẫn trong nước và khu vực", ông Hoà khẳng định.
Cơ hội nào cho Thủ đô trong ngành công nghiệp bán dẫn
Ba luật mới có hiệu lực: Dự án tắc hơn 20 năm chờ được tháo gỡ
Đó là khẳng định đáng chú ý của ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất về kỳ vọng sớm tháo gỡ những vướng mắc pháp lý của ba luật sửa đổi liên quan đến thị trường bất động sản vừa có hiệu lực.
CLB Bóng bàn CAND – T&T nhận thưởng gần 1,5 tỷ đồng
Các huấn luyện viên, vận động viên CLB Bóng bàn CAND – T&T được nhận thưởng với tổng số tiền lên tới gần 1,5 tỷ đồng, mức thưởng kỷ lục ở làng bóng bàn Việt Nam.
Ra mắt cộng đồng cố vấn tài chính chuyên nghiệp
Với mục tiêu xây dựng và phát triển một mạng lưới hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận với kiến thức, mô hình quản trị tài chính hiện đại nhằm nâng cao năng lực, phát triển bền vững nên cộng đồng cố vấn chuyên nghiệp về tài chính đã ra đời.
Xứ sở diệu kỳ Lala Town của Flamingo ra mắt lần đầu tại Hà Nam
Ngày 3/8 tới, lễ hội đường phố Lala Town sẽ chính thức ra mắt tại Hà Nam trong khuôn viên dự án Flamingo Golden Hill, sau những thành công lớn tại Thanh Hoá và Tuyên Quang thời gian qua.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.