Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Hường Hoàng Thứ năm, 05/05/2022 - 16:37

Khi công nghệ thông tin càng phát triển, lĩnh vực sở hữu trí tuệ lại càng được các doanh nghiệp và công chúng quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sở hữu trí tuệ là gì và tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ là lĩnh vực ngày càng được quan tâm thời gian gần đây (Ảnh: Thái An Law)

Khi vào thị trường và thành công thu hút khách hàng, không sớm thì muộn một sản phẩm mới sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong một số trường hợp, đối thủ cạnh tranh sẽ được hưởng lợi lớn hơn so với nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc. 

Những doanh nghiệp này có thể tiếp cận thị trường lớn hơn, có quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối chính, tiếp cận với các nguồn nguyên liệu thô rẻ hơn hoặc có thể tiết kiệm được quy mô sản xuất, do đó họ có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá thành rẻ hơn. 

Mặc dù nhà sáng tạo gốc đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới, nhưng đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó mà chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo và sáng chế của họ. Điều này có thể gây áp lực nặng nề cho nhà sáng tạo gốc và thậm chí có thể đẩy họ ra khỏi thị trường.

Đây là lý do quan trọng duy nhất khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân nhắc khi sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo và sáng chế của mình để độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác. 

Bảo hộ sở hữu trí tuệ theo pháp luật đem lại quyền sở hữu cho nhà sáng tạo gốc đối với tác phẩm sáng tạo hoặc đổi mới, do đó sẽ hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của các đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.

Tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại: tài sản hữu hình (gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng) và tài sản vô hình (gồm nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật đến ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty). 

Trước đây, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là tài sản có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây, điều này cơ bản đã thay đổi. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh đã và đang thuê các công ty khác thực hiện phần lớn những công việc sản xuất. Họ chủ yếu tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và kiểu dáng mới và quảng bá thương hiệu (hoặc nhãn hiệu) của mình để thu hút khách hàng. Trong khi khâu thiết kế được thực hiện ở một nơi thì khâu sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở nơi khác. 

Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ (ví dụ, danh tiếng thương hiệu và/hoặc quyền sở hữu độc quyền các công nghệ quan trọng hoặc các kiểu dáng hấp dẫn) – những nhân tố chính cho thành công của họ - lại có giá trị rất cao.

Việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định. 

Quay trở lại ví dụ nêu trên, những doanh nghiệp thuê gia công để sản xuất sản phẩm có thể tiếp tục mở rộng hoạt động của mình vì đối tượng để bán chính trong sản phẩm của họ là kiểu dáng sáng tạo, các công nghệ và/hoặc nhãn hiệu độc quyền - tất cả những đối tượng đó đều là tài sản tư hữu độc quyền nhờ sử dụng có hiệu quả việc bảo hộ do hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại.

Nói tóm lại, bảo hộ sở hữu trí tuệ khiến cho tài sản vô hình trở nên “hữu hình hơn một chút" bằng cách biến chúng thành những tài sản độc quyền.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy giới trẻ sáng tạo và mạnh dạn đầu tư

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy giới trẻ sáng tạo và mạnh dạn đầu tư

Leader talk -  6 năm

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho rằng, đẩy mạnh việc thực thi Quyền sở hữu Trí tuệ tại Việt Nam không phải là câu chuyện làm giàu cho các công ty lớn mà chính là để cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  21 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  21 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều